Tiết Trung Thu là ngày lễ truyền thống dân gian của
Hán Tộc và dân tộc thiểu số. "Tịch Nguyệt" nghĩa là cúng tế bái
lạy Nguyệt thần. Đời Chu, mỗi năm cứ đến tiết Trung Thu đều tổ
chức cúng bái Nguyệt thần. Đời Đường, tiết Trung Thu nhà nhà cùng
thưởng trăng, người người cùng đùa giỡn dưới trăng. Đời Nam Tống,
dân gian còn làm bánh tặng nhau, thưởng trăng trên sông. Từ đời nhà
Minh, Thanh đến nay, phong tục Trung Thu càng thêm thịnh hành; rất
nhiều trò chơi đặc biệt như: Thắp đẩu hương, làm cây Trung Thu, thắp đèn
tháp, thả đèn trời, chạy theo trăng, múa rồng lửa... Ngày nay, tập tục
chơi đùa dưới trăng, không còn như xưa nữa, nhưng lập bàn thưởng trăng
vẫn rất thịnh hành, mọi người chúc tụng với nhau những lời tốt đẹp vây
quanh cuộc sống, hoặc chúc sức khỏe cho những người thân đang sống nơi
xa và chúc cho người nhà "nghìn dặm cùng thuyền quyên"..
Thắp nến bái nguyệt
Thuở xưa còn có hoạt động "Tế Nguyệt" và "Bái Nguyệt". Những lễ phẩm
chuẩn bị cúng tế cho đêm Trung Thu như: Thiết lập bàn hương án lớn, sắp
bày bánh Trung Thu, dưa hấu, trái cây, táo đỏ, lý, nho..., trong đó bánh
Trung Thu và dưa hấu tuyệt đối không thể thiếu. Dưa hấu cần phải cắt
thành hình hoa sen tất cả đều đặt trên bàn. Đem tượng thần mặt trăng để
hướng về ánh trăng, thắp nến hồng, người nhà hướng về mặt trăng lạy theo
thứ tự, sau đó, chủ nhà cắt bánh đoàn viên. Người cắt bánh phải dự đoán
chính xác số người thân trong nhà, số người thân đi xa, phải cắt bánh
đều như nhau không được lớn nhỏ. Nếu trong gia đình có người mang thai,
cũng phải cắt thêm một phần.
Thắp nến chuẩn bị "Bái Nguyệt
"Bái Nguyệt"
Phong tục "Bái Nguyệt" có từ thời Bắc Tống (960-1127). Cứ hằng
năm vào đêm Trung Thu, mọi người tràn ngập khắp kinh thành, bất luận
giàu nghèo, bất luận già trẻ, đều thắp nhang bái lạy thần mặt trăng nói
lên tâm nguyện của chính mình, cầu Nguyệt thần phò hộ.
Bái Nguyệt"
Tương truyền thời cổ đại, ở nước Tề có một nàng con gái dung nhan rất
xấu xí, thuở nhỏ đã từng kiền thành lễ bái mặt trăng, sau khi trưởng
thành với phẩm đức siêu quần nàng được tiến cung, nhưng không được nhà
vua sủng hạnh. Năm đó vào ngày rằm tháng 8 thưởng trăng, thiên tử trông
thấy nàng đang bái nguyệt. Dưới ánh trăng, nhan sắc nàng xinh đẹp, cốt
cách lại xuất chúng , sau đó vua lập nàng lên ngôi hoàng hậu, Trung Thu
Bái Nguyệt xuất phát từ đó.
Thường Nga trong truyền thuyết
Thường Nga (Hằng Nga) trong mặt trăng, do nhan sắc mỹ
miều mà được người đời xưng tụng, cho nên các thiếu nữ bái lạy mặt
trăng, thường cầu nguyện "dung mạo như Thường Nga, mặt tợ trăng rằm".
Những phong tục tập quán về tiết Trung Thu rất phong phú, hình thức
cũng không giống nhau, nhưng đều ký thác lòng yêu thương vô hạn và sự
tốt đẹp vĩnh hằng mà con người luôn hướng về
Múa rồng lửa
Ngày 15/8 là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Tiết Trung Thu,
tiết Xuân, tiết Thanh Minh và tiết Đoan Ngọ được gọi chung là bốn đại lễ
truyền thống của Hán tộc TQ.
Theo sử liệu ghi chép, các vua chúa thời cổ đại có chế ra ngày cúng
tế mùa Xuân, lễ tế trăng mùa thu. Mà thời gian tế trăng là ngày 15/8 âl,
ngày này đúng vào dịp giữa mùa thu, cho nên gọi là "tiết Trung Thu".
Ngày lễ này vừa nằm trong tháng 8 của mùa thu, cho nên gọi là "Tiết
Thu", "lễ tháng 8", "hội tháng 8", "tiết trọng thu"...; vừa có thêm tín
ngưỡng cầu nguyện gia đình đoàn viên, cùng một số hoạt động có liên quan
đến phong tục dân gian, cho nên cũng gọi là "tiết Đoàn Viên", "Tiết Nhi
Đồng".
Bái Nguyệt
Vì hoạt động chủ yếu của tiết Trung Thu, đều là vây quanh chủ đề
"Nguyệt" (Trăng) mà tiến hành tổ chức, cho nên còn gọi là "Nguyệt Tiết",
"Nguyệt Tịch", "Truy Nguyệt Tiết" (đuổi theo trăng), "Ngoạn Nguyệt
Tiết" (đùa giỡn với trăng), " Bái Nguyệt Tiết "... Vào thời nhà Đường,
tiết Trung Thu còn được gọi là "Đoan Chánh Nguyệt". Khởi nguồn tiết
Trung Thu đại để có 3 loại:
- Bắt nguồn từ việc sùng bái "Nguyệt" (trăng) thời cổ đại
- Tập tục ca múa ngẫu nhiên tìm nhau dưới ánh trăng
- Phong tục di truyền cúng bái thần thổ địa thời cổ đại
Nhân mùa Trung Thu - Lễ Truyền thống Trung Quốc, toàn thể tăng
chúng núi Linh Thứu tổ chức bế quan tọa thiền
Bắt đầu ngày 13/9 đến 22/9/2009, toàn thể tăng chúng chùa Linh Thứu
đồng tổ chức bế quan tu thiền nhân lễ Trung Thu. Pháp sư Tâm Đạo - khai
sơn chùa Linh Thứu đích thân chủ trì hoạt động tu thiền này. Sau khi bế
quan viên mãn, pháp sư Tâm Đạo yêu cầu mỗi vị tăng đem tâm thể chứng,
tâm giác ngộ trong 10 ngày tu thiền của chính mình, trình bày một cách
chân thiết để cùng chia sẻ với đại chúng.
Được biết, chùa Linh Thứu từ lúc khai sơn cho đến nay, bốn mùa Xuân,
Hạ Thu, Đông chư tăng chúng luôn duy trì bế quan tu thiền không gián
đoạn. Trung Thu năm nay cũng vậy, chùa Linh Thứu đem cái vui của nhân
gian làm niềm vui trong sự tu thiền. Từ năm 2008 đến nay, pháp sư Tâm
Đạo càng mở rộng và đề xướng lợi ích của việc tu thiền, nêu ra chủ
trương "Hoạt động yên tĩnh toàn cầu" làm đề tài, để khi đối mặt với nguy
cơ của nền kinh tế, của sinh thái toàn cầu, có thể sẽ tỏ rõ thái độ an
bình mạnh khỏe trong môi trường của cuộc sống
Hiệp hội Phật giáo và các cấp lãnh đạo thành phố Núi Nga Mi cùng
thưởng trăng nhân tết Trung Thu
Tối 29/9/2009, Hiệp hội Phật giáo núi Nga Mi tổ chức hoạt động lễ
"Trung Thu thưởng nguyệt" tại chùa Kim Đỉnh Hoa Tạng núi Nga Mi. Buổi lễ
này có mời ông Trần Trung Nghĩa - Bí thư đảng ủy, và hơn 60 vị thuộc
các cấp lãnh đạo thành phố núi Nga Mi, cùng thưởng thức tiệc trà bánh,
cùng ngắm xem trăng sáng mùa Trung Thu.
Trà đạo, diễn tấu đàn tranh, ngâm vịnh dưới
trăng
Pháp sư Truyền Trí- Phó Hội Trưởng Thường Vụ Hiệp hội Phật giáo núi
Nga Mi, Pháp sư Hội Chánh - Phó Hội Trưởng, Pháp sư Hoằng Khai - Bí thư
trưởng, Pháp sư Pháp Truyền - Giám viện chùa Hoa Tạng cùng tham gia lễ
hội thưởng trăng. Những tiết mục giúp vui trong lễ hội như diễn tấu đàn
tranh, ngâm vịnh thi ca, đọc diễn cảm những thi phẩm của các nhà thơ
Đường Tống, ...
Lễ hội Trung Thu, Chùa Tịnh Từ tổ chức phóng sanh
"Bái Nguyệt" - Lễ Trung Thu
Nào, làm nhanh lên, còn ăn tiết đoàn viên nữa đó
Bận tối mắt tối mũi
Đừng quấy rối Bé
Tác phẩm của Bé
Các bé thật giỏi
Này! Để mẹ dạy các con làm bánh nhé!
Mẹ à! Để tự con làm
Sự chịu khó của ba
Hi! Hi ! Bánh của tớ thật ngon
\