Cho tới những ngày gần đây, những người làm công tác văn hóa ở Phòng Văn
hóa, Thông tin thị xã Tam Điệp mới tận mắt được chiêm ngưỡng bức tượng
Phật tạc trên vách hang (ảnh).
Tượng được tạc vào vách núi dạng phù điêu, phần xung quanh tượng được
khắc sâu vào lòng núi cân đều theo dáng tượng, tạo nên bề nổi cho khối
tượng và vầng hào quang tỏa ra từ khối tượng.
Tượng Phật được tạc theo tư thế: “tọa thiền kiết già hàng ma”, tượng
Phật ngồi trên tòa sen, hai bên tòa sen có hình tượng đuôi rồng đối
xứng, tay phải đặt dưới tay trái, chân phải đặt lên trên chân trái cùng
với nếp áo được tạo tác một cách mềm mại.
Về ý nghĩa triết học, thế của tượng là thế tọa thiền, dùng Phật pháp để
xua tan, diệt trừ ma quỷ, gạt bỏ những nhiễu nhương, đưa lại thanh bình
cho chúng sinh.
Ngay tâm bia đá dưới chân núi Ông được tạc vào thế kỷ 16 có ghi việc Từ
Quận Công cho mở đường, dựng cầu, đặt chợ ở nơi đây và có nhắc đến những
địa danh kể trên.
Như vậy Hang Phật ở núi Lớn, bia đá ở núi Ông cùng với đình làng Quang
Hiển, nơi thờ ba vị tướng thời Hùng Vương bên dòng sông Bến Đang, nơi có
tuyến đường Thiên Lý cổ (ra Bắc vào Nam) chạy qua, có ý nghĩa quan
trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, Phật giáo, văn hóa dân tộc, cần
được bảo vệ nguyên trạng và tiếp tục nghiên cứu.
Theo
Cao Tấn - NBO