|
Thượng toạ Thích Gia Quang phát biểu tại buổi họp báo
- ảnh: Tuệ Khanh |
Chương trình Đại lễ sẽ
giới thiệu với đồng bào cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và bạn
bè quốc tế về khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, nơi tái hiện
bề dày lịch sử với hơn 1000 năm xuyên suốt các vương triều từ tiền Thăng
Long cho đến Lý, Trần, Lê…
Chương trình Đại lễ bắt đầu từ sáng ngày 27/7, với lễ
rước Long vị vua Lý Thái Tổ và các bậc Danh tăng Việt Nam từ Đền Đô
(Bắc Ninh) về chùa Tiêu Sơn để bái yết Quốc sư Vạn Hạnh. Sau đó sẽ là lễ
rước long vị vua nhà Lý và Quốc sư Vạn Hạnh về Hoàng thành Thăng Long
(Hà Nội).
Chiều 27/7 sẽ diễn ra lễ rước Xá lợi Phật từ Chùa
Quán Sứ về tôn thờ tại Hoàng thành Thăng Long. Trong tối 27/7, tại Hoàng
thành Thăng Long sẽ có buổi thuyết pháp Phật giáo với 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội và lễ Lục cúng - Cúng dàng Xá lợi Phật.
Ngày 28/7 chính là ngày quan trọng nhất của toàn bộ
Đại lễ Phật giáo. Lễ khai mạc Đại lễ sẽ diễn ra vào buổi sáng tại Hoàng
thành Thăng Long.
Chiều 28/7, cũng tại Hoàng thành Thăng Long sẽ khai
mạc triển lãm cổ vật Phật giáo qua các thời đại, sau đó là khai mạc
Triển lãm mỹ thuật Phật giáo. Trong tối 27/7, sẽ có một buổi thuyết pháp
về lịch sử truyền thống Hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.
Sáng 29/7 sẽ diễn ra Đại lễ cầu Quốc thái dân an tại
Hoàng thành Thăng Long. Đồng thời, tại Thiên đường Bảo Sơn sẽ khai mạc
Hội thảo Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chiều cùng ngày,
tại số 42 phố Yết Kiêu khai mạc triển lãm nhiếp ảnh Phật giáo.
Ngoài ra, trong các ngày từ 28/7 - 30/7, các buổi
Pháp hội dược sư cầu Quốc thái dân an cũng sẽ được tổ chức tại Hoàng
thành Thăng Long.
Ngày 31/7, sẽ diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng
liệt sĩ đã hy sinh qua các thời đại và Lễ siêu độ giải oan cho các hương
linh sẽ được tổ chức cả ngày 2/8 tại Hoàng thành Thăng Long. Lễ bế mạc
Đại lễ Phật giáo diễn ra vào lúc 20 giờ cùng ngày.
Tuệ Khanh (VnMedia)