Văn hóa Phật Giáo
Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới
Thượng toạ Thích Lệ Trang Phó ban Ban Nghi lể TW GHPGVN
03/08/2010 07:42 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Lời mở đầu

Đạo Phật ngoài triết lý cao siêu vi diệu ra còn có cả một kho tàng văn hoá nghệ thuật, trong đó nhạc lễ là một trong những nét nổi bật nhất của văn hoá Phật giáo.

Mặc dù khác nhau về ngôn ngữ nhưng mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều phải học và hiểu như nhau về triết lý cao siêu Đức Phật. Vì để tạo nên một nét riêng biệt, một tính cách không thể lẫn vào đâu của văn hoá Phật giáo mỗi nước chính là nhờ vào nền văn hoá nghệ thuật của nước đó. Điều này cũng khẳng định rằng, văn hoá nghệ thuật giữ một vai trò rất quan trọng trong tôn giáo nói chung và trong Phật giáo nói riêng.

Phật giáo Việt nam suốt chiều dài lịch sử từ khi du nhập đến nay cũng đã khẳng định được điều đó thông qua những tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều khía cạnh như văn học, kiến trúc, chùa tháp, điêu khắc hội hoạ và âm nhạc nghi lễ.

LỄ NHẠC TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Phật gíao Việt nam có cả một kho tàng âm nhạc nghi lễ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam cho thấy nền âm nhạc nghi lễ ở nước ta hết sức phong phú về hình thức và đa dạng về chủng loại.

Trong tôn chỉ hoằng pháp độ sanh, các Tổ sư ngày xưa đã biết dùng âm nhạc nghi lễ làm phương tiện dẫn dụ để tiếp cận quần chúng, “nhạc sĩ tải đạo”, các Ngài đã biết sử dụng âm nhạc để chuyển tải chân lý Đức Phật đến với mọi người nhằm mụch đích hướng họ về với một đời sống thánh thiện.

Lễ nhạc Phật giáo là một trong những hình thức nghệ thuật trực tiếp gợi lên cảm xúc và dẫn đến sự đồng cảm. Lễ nhạc được phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của nhân loại: Ai nhạc khiến lòng người buồn thương, Hoà nhạc khiến tâm người vui vẻ, Quân nhạc khei61n lòng người phấn chấn, Thánh nhạc khiến tinh thần người an tĩnh. Âm nhạc khôngc ó sự ngăn cách giữa nhân và ngã. Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của thế giới hữu tình.

Trong Phật giáo, lễ nhạc là một trong sáu món cúng dường. Với âm điệu thiền vị, nhạc khúc du dương, nó có tác dụng rất lớn đối với sự chuyển hoá nhân tâm.

Tìm về nguồn gốc khởi thỉ của lễ nhạc Phật giáo, thì nó được bắt nguồn từ Vệ đà (Veda). Đây là một thứ âm nhạc cổ đại trong văn hoá Ấn Độ. Kinh chép: Đức Thế Tôn cũng thường dùng Dà Đà (kệ tụng) để làm phương tiện hoằng dương Chánh pháp. Đồng thời Ngài cũng cho các Tỳ kheo chuyên chú vào việc đọc kinh (Thanh bái), Luật Thập Tụng chép: thế Tôn khen ngợi Tỳ kheo Bạt Đề rằng: “cho phép ông được trì tụng kinh văn theo cách Dà Đà).

Vì nhạc khúc du dương và giai điệu thanh tịnh có khả năng chuyển hoá lòng người, diễn tấu phạm âm có thể khiến cho vọng niệm tiêu tan, cho nên, khi Phật còn tại thế, sau những buổi thuyết pháp, chhư Thiên thường trỗi nhạc để cúng dường, ca ngợi công đức của tam bảo. Kể từ đó, âm nhạc đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trong các pháp hội phật giáo.

Phật giáo Việt Nam vào buổi sơ khai đã được các vị cao Tăng Ấn Độ theo thuyền buôn đặt chân đến Giao Châu truyền đạo, các Ngài đã dạy dân bản xứ biết thắp hương, lễ Phật, đọc lên những kệ tụng quy y theo điệu khúc được gọi là “Phạm bái” phạm là thanh tịnh, bái là tán tụng, ca vịnh. Dần dà những điệu khúc đó được chuyển dịch sang ngôn ngữ tiếng Việt mà người dân Việt quen gọi là “kể hạnh”. Về sau này, các vị cao Tăng như: Khương Tăng Hội (ở Giao Châu), Trúc Pháp Lan, Chư Khiêm, Cưu Ma La Thập (ở Lạc Dương) đã đưa những điệu khúc ca vịnh đó dung hợp thành những làn điệu dân gian để chuyển hoá thành những nét đặc trưng của từng vùng, từng miền và chính thức trở thành một nghi thức hành lễ của Phật giáo.

Như vậy, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ mới du nhập các vị Sư truyền giáo lấyâm nhạc nghi lễ làm phương tiện chính để truyền đạo. Điều này chúng ta có thể thấy được qua tín ngưỡng “tứ pháp” của Phật giáo Việt nam (ở lưu vực sông Hồng) vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Lời kinh tiếng kệ được diễn tấu thành những khúc nhạc du dương, lung linh như khói tar632m, uyển chuyển như tràng phang, an tĩnh như định lực, cao vút như núi tuyết, oai hùng như pháp cổ, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh văn thơ, triết lý mà phần quan trọng đáng kể chính là đạo lực thanh tịnh của người tu hành.

BỨC TRANH LỄ NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY

Âm nhạc của Phật giáo Việt nam ngày xưa đã đạt đến một trình độ thánh thiện, điều đó có thể tìm thấy qua những tư liệu của các vị Tổ để lại. Thế nhưng lễ nhạc của Phật giáo Việt nam ngày nay về hình thức lẫn nội dung quả thật đã thua kém tuền nhân rất xa, nó không còn bộc lộ được nét sống tâm linh siêu việt như lễ nhạc cổ điển thuở trước. Vì lẽ tâm thức của Tăng sĩ trẻ ngày nay đã bị thế tục hoá, ngoại cảnh thì tác động quá nhiều mà định lực thì non kém chưa vững chãi. Hơn nữa Hán văn không còn được chú trọng, nên đọc thì có đọc mà hiểu thì không được bao nhiêu. Như vậy, thì làm sao có thể thâm nhập chân lý ngay khhi chúng ta xướng tụng. Chính vì thế mà vai trò của những người làm công tác nghi lễ ngày nay cần phải biếtt chuyển hoá như thề nào để vừa có thể duy trì lại truyền thống cao đẹp của Thầy Tổ xưa, vừa có thể khế hợp với căn cơ của quần chúng ngày nay.

Chúng tôi thiết nghĩ, muốn thực hiện ước vọng này, Giáo hội phải quan tâm nhiều hơn đến những người có kiến thức uyên thâm về lễ nhạc Phật giáo ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam và phải tạo điều kiện thuận lợi để sưu tầm, khai thác và phát huy cho bộ môn Nhạc lễ ngày nay trở lại đúng vị trí của nó đã từng có vị trí chủ đạo trong quá khứ.

Lễ nhạc cần phải được thiết lập một cách nghiêm chỉnh căn cứ trên truyền thống cũ. Những thanh âm, điệu thức của Thiền gia phải được duy trì và sáng tạo. Việt hoá những văn bản chữ Hán để khế hợp với căn cơ người thời nay (những người khôngc có trình độ Hán Văn).

Còn về nhạc cụ có thể phương tiện dùng bằng chất liệu ngày nay (kỷ thuật mới), phải có sự giao lưu giữa ba miền, tạo điều kiện gặp gỡ thường xuyên giữa các nhà nghiên cứu có kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm hành trì về lễ nhạc Phật giáo.

Giáo hội cần phải thành lập một trường chuyên đề về âm nhạc Phật giáo hoặc có thể đưa lễ nhạc Phật giáo thành một môn học chính thức tại các trường Phật Học để các Tăng Ni trẻ có điều kiện tiếp xúc, hầu có những tư tưởng và cái nhìn đúng đắn về vị trí lễ nhạc trong Phật giáo, đồng thời phải đào tạo một đội ngũ lế thừa truyền thống quý báu mà Thầy Tổ đã dầy công xây dựng.

Những buổi lễ truyền thống Phật giáo như tết Nguyên Đán, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, các buổi lễ tưởng niệm quý Hoà Thượng hữu công trong Phật giáo, ... phải được sử dụng những nét nhạc cổ điển truyền thống, gạn lọc những nét nhạc ngoại lai, có nên chăng cử xướng dòng nhạc này nơi Điện Phật trong những buổi lễ truyền thống.

Nghi lễ Phật giáo nên phân chia thành hai loại:

1. Nghi lễ truyền thống.

2. Nghi lễ đại chúng.

Nghi lễ truyền thống thì sử dụng đúng những nét nhạc cổ điển của Phật giáo Việt Nam tuỳ theo từng miền.

Nghi lễ đại chúng thì đơn giản hoá, phải thống nhất những văn bản Việt ngữ để mọi người dù Nam – Trung – Bắc xướng tụng mà đại chúng vẫn họa theo được.

Ở đây cần lưu ý một điểm nhỏ là trong nghi lễ đại chúng cần phải biết uyển chuyển sao cho phùh hợp với thời gian và không gian cho phép. Thế nên tiêu đề của Giáo hội đề ra là thống nhất nghi lễ Phật giáo Việt nam, theo chúng tôi thiết nghĩ là thống nhất bản kinh, pháp ngữ, kệ tán để cả ba miền cùng sử dụng chung một nghi thức, một văn bản, một tư liệu. Còn giọng điệu của từng địa phương phải giữ gìn đúng bản sắc để nét nhạc truyền thống của cả ba miền không bị thất truyền, pha tạp.

Thống nhất nghi lễ Phật giáo Việt nam là vấn đề cấp thiết, không chỉ những người làm vai trò nghi lễ mới có trách nhhiệm mà tất cả những Ban ngành khác của Giáo hội đều phải phối hợp đồng đều, quan tâm hỗ trợ để có cùng một cái nhìn nhất quán. Nghi lễ Phật giáo giống như Quốc ca của một dân tộc không thể để những người thiếu hiểu biết đánh giá sai lầm về nghi lễ.

Kết Luận:

LỄ NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM CŨNG CHÍNH LÀ VĂN HOÁ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở MỌI THỜI ĐẠI

Qua những thiển kiến trên, chúng tôi nghĩ rằng khi nói đến âm nhạc Phật giáo là nói đến văn hoá của Phật giáo, vì nó phản ánh được đời sống an lạc, giải thoát của Tăng sĩ. Âm nhạc của Phật giáo Việt Nam có đủ tư cách đề nói lên tinh thần thoát tục, siêu phàm, tuỳ duyên mà bất biến, bất biến mà tuỳ duyên. Đã đến lúc Tăng Ni trẻ Phật giáo Việt nam chúng ta phải bảo tồn những di sản cao quý của Thầy tổ, chớ nên hời hợt, xem thường bảo vật của cha ông, “đừng giống như một bác nông phu kém hiểu biết mà sử dụng một cái thúng cổ đựng lúa cho vịt ăn, trong khi đó những nhà bảo tồn di sản văn hoá thế giới đang ra sức tìm kiếm những cổ vật đó để lưu trữ và nghiên cứu tại các viện bảo tàng” (trích – GS-TS Trần Văn Khê).

Cuối cùng, xin trích dẫn một câu nói của Cổ đức: “Giá biên, na biên ứng dụng bất khuyết” (dù bên sự hay bên lý, tất cả đều là phương tiện để dẫn dụ đưa con người đến với Chánh đạo). Người học Phật phải tuỳ duyên mà ứng dụng, đừngc có cái nhìn phiến diện, tự tôn, cố chấp, để đánh mất những giá trị cao quý mà tiền nhân đã dầy công xây dựng./.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch