Hoằng Pháp
Kinh nghiệm Hoằng Pháp
11/05/2010 05:21 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH NGHIỆM HOẰNG PHÁP

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG

(Bài giảng tại Khóa Bồi dưỡng và Hội thảo Hoằng pháp 2009 tại Đà Nẵng)

Hôm nay tôi có thể nói về kinh nghiệm của tôi cho quý vị, tôi lấy vấn đề hoằng pháp lợi sanh, kinh nghiệm làm bất cứ việc gì phải tập trung, phải quan tâm và hết lòng vì việc đó thì chúng ta mới thành công được, chúng ta phải chia ra Hoằng pháp chuyên nghiệp và Hoằng pháp nghiệp dư. Hoằng pháp nghiệp dư thì ai cũng có thể làm, gặp cơ hội là làm, còn hoằng pháp chuyên thì phải phải thực tu và thực học sống bằng con tim và khối óc của mình đối với nghành hoằng pháp.

Tôi say mê việc hoằng pháp nầy từ khi chưa thọ cụ túc giới, từ thập niên 50 của thế kỷ trước, thì lúc đó giảng sư rất là khan hiếm, đi vùng sâu, vùng xa thì không có người đi. Lúc nầy Trưởng Ban Hoằng Pháp là HT. Thiện Hoa, HT hỏi tôi: “con có dám đi không? trong thập niên 50, việc này rất là khó, bây giờ các Thầy giảng sư không ai đi hết, lúc đó đi về miền Lộc Ninh, Bà Đá, Xuân Điền, nơi di dân, giảng sư đã khan hiếm rồi, mà đi về vùng đó thì ít có giảng sư đi. Tại vì tôi đã thích làm việc nầy, cho nên tôi hoan hỷ nhận lời cho việc hoằng pháp ở những vùng này.

Khẩu hiệu HT Thiện Hoa lúc bấy giờ là chúng sanh cần thì ta đến, thành ra vùng sâu vùng xa, vùng chiến tranh thì người ta mới cần, còn nơi thành thị người ta đâu cần, nếu mình không đi thì tội nghiệp. Tôi tình nguyện đi, cái nầy là sự nhiệt của tôi. Các thầy ra làm việc, nếu chúng ta có nhiệt tình cao, thì chúng ta quên hết mọi khó khăn. Lúc đó chúng ta cảm nhận được một cái gì như sức mạnh gia bị siêu hình gia bị cho ta , tôi gọi đó là Phật pháp. Cho nên ta đi ra làm việc đó, thì đương nhiên thầy, bạn rất thương chúng ta, vì đây là một việc hy sinh. Chỗ nào có quyền lợi thì chỗ đó có tranh chấp, chỗ nào có hy sinh thì chỗ đó mới có Thánh hiền, kinh nghiệm tôi, tức là có Thánh hiền, có Chư Phật là ở nơi có khó khăn, nguy hiểm mà ta tới đó làm với tất cả tấm lòng. Anh hùng xuất hiện từ chỗ đó, tiên Phật cũng xuất hiện từ chỗ đó, chúng ta muốn làm tiên Phật thì phải không sợ gian lao.

Lúc đó tôi là thị giả HT, nên tôi rất tâm đắc, và chính không sợ khó nhọc, không sợ gian lao nầy mà tôi làm được. Chỗ mình đi đến anh em đồng tu học với mình, đó là kinh nghiệm thứ nhất trong đời tôi, khi bắt đầu đi hoằng pháp ở Bàu Đá, bây giờ thuộc tỉnh Bình Phước, Bình Long. Tất cả các anh em muốn làm việc nầy thì phải không ngại gian lao, không từ khó nhọc. Nơi nào cần mình tới, việc nào cần thì mình làm, việc làm nào cũng có rốt ráo giá trị và rất đáng được biểu dương. Từ đó, chỗ nào có tranh chấp thì thôi, ta tránh đi, vì đó là điều lợi chết người. còn những chỗ gian lao, khó nhọc, nếu ta chết thì là chết vinh quang. Đây là kinh nghiệm thứ nhất.

Kinh nghiệm thứ hai, có thể nói là thành công của tôi là vì tôi say mê trong học hỏi, tìm tòi cho nên lúc bấy giờ nghe vị giảng sư nào nổi tiếng, giảng ở đâu thì tôi tìm cách tôi tới đó, tôi là Tăng chúng, tôi học, học cái nầy rất là tuyệt, lúc đó tại vì mình là người đứng bên ngoài quan sát. Mình thấy được thái độ, cái cử chỉ, cái ngôn ngữ của giảng sư, mình thấy cái nào chấp nhận được và cái nào không chấp nhận được, tự rút kinh nghiệm cho bản thân, tức là phải học thôi. Học Kinh nghiệm của người trước để hoàn thiện cho chính mình.

Trong lúc quan sát về cử chỉ, thái độ, lời nói của vị giảng sư, ta cũng quan sát luôn cả thính chúng, cho nên tôi thấy có những buổi giảng rất là buồn tẻ, có những buổi giảng rất là linh hoạt. Thì bây giờ chúng ta thấy cái buồn tẻ là từ đâu ? Giữa người nói và người nghe không khớp với nhau. Cái linh động là giữa người nói và người nghe là hiểu biết lẫn nhau và chuyển hóa trong buớc đuờng tu niệm. Cho nên bước đường tu của tôi, hoằng pháp làm sao, khi nào người nói và người nghe là một, thì buổi giảng nầy mới có kết quả, như vậy mà tôi có được, thấy được của nguời khác rồi tự điều chỉnh chính mình. Có các Thầy giảng sư giảng thì cứ giảng, người nghe thì mặc người nghe thì tôi nghĩ bủôi giảng như vậy không thành công. Chúng ta không nên làm như vậy, mà chúng ta nên cân nhắc, điều họ muốn nghe thì ta nên nói, điều đó quan trọng, chỗ nầy là kinh nghiệm cho tôi.

Khi nào tôi được mời đi giảng ở đâu, thì tôi cố tìm hiểu ở vùng đó trước. Yếu tố thành công là ở chỗ đó, có các Thầy hỏi tại sao mà tôi đi đến mấy vùng xa lạ, tôi điều nói người ta nghe được. Tôi để tâm tới việc nầy, tìm hiểu về điều nầy, học tập ở điều nầy, Học hỏi với Thầy, học hỏi với bạn, đó là việc quan trọng, thành ra khi tôi đi ra Đà nẳng giảng, lúc trước thì HT Mật Thể còn, cho nên tôi tới đảnh lễ các Ngài trước và xin các Ngài chỉ bảo cho phong tục, tập quán ở vùng nầy. Cái gì nên tránh và cái gì nên làm. đây là điều quan trọng, không thể chủ quan được. Ta không thể đem cái của ta áp đặt, nhưng ta chỉ trao đổi với mọi người, giúp đỡ cho họ, phát triển trí tuệ của họ, thì điều nầy có thể chấp nhận. Đây là những kinh nghiệm trên bước đường hoằng pháp lợi sanh. Cho nên đi giảng ở đâu, ta nên nghiên cứu kỷ những vùng mà ta đi tới. Tôi đi về miền Tây Nam Bộ tôi giảng có nhiều người tìm tới tôi để hỏi, tại sao vậy? tôi nói những điều Tại sao tôi nói như vậy, tại vì tôi biết , tôi tới đây để nói với những người bạn mà nói với những người bạn thì tôi phải nói những gì liên quan đến bạn, ta tránh mất lòng những Tôn giáo bạn, ta đi tới đâu mất lòng người đến đó thì đó là điều rất buồn , ta phải tìm hiểu kỷ chỗ đó, cái vùng nầy có bao nhiêu tôn giáo và tôn giáo nào sinh hoạt như thế nào và chánh quyền địa phương đó họ đối đãi với các tôn giáo và đối đãi với ta như thế nào, thành ra ta nắm được tình hình nầy thì chúng ta có thể giảng có kết quả tốt đẹp. Có thầy hỏi tại sao tôi đi giảng người ta nghe được, chấp nhận được. Tôi biết trứoc chuyện nầy rồi, không phải như mấy Thầy nghe nói giảng thì đi, có ai mời thì đi. Phải hiểu rõ, nắm rõ tình hình nơi đó. Chính quyền đối với Phật giáo như thế nào? ngoại đạo ở vùng nầy như thế nào? ta phải nắm và chính người mời ta tới giảng, cái nhân thân họ như thế nào? Nếu người mời ta là Ban trị sự, Ban Đại diện và được Chính quyền địa phương cho phép, thì ta tới đây rất an ổn. Đương nhiên ngày nay, việc tu hành rất khó khăn, người ta giảng có tư cách cho nên chánh quyền ở đây cũng rất ủng hộ. Ta triển khai được trong lúc đó có một số quý Thầy ở trong cái thời tôi đều bị thất bại, khi nào có một người nào đó mời thì cứ đi., rồi xuống đó tha hồ muốn nói gì thì cứ nói. Như vậy thất bại, tại gì Thầy mời ta là muốn lợi dụng mình làm việc gì đó, tránh bị người khác lợi dụng. Tại gì người ta muốn mời ta xuống không suy nghĩ cân nhắc điều đó, chúng ta dễ thất bại. Có một số Thầy rất giỏi, nhưng không làm gì được. Có một số Thầy xuống nơi giảng, không được BTS ở đó ủng hộ. Thầy trụ trì nầy chống lại BTS, chống lại BĐD, thậm chí có một vấn đề nào đó với Chánh quyền thì việc nầy chúng ta nên cẩn thận, thành ra ta tới đó phải thận trọng truớc khi giảng. Mà nếu ta giải hòa được mâu thuẩn giữa Phật giáo và chính quyền, giữa chùa nầy và Ban Trị Sự, ta đóng góp cho sự đoàn kết cũng tốt. Còn ngược trở lại, gây mâu thuẩn thì không được. Có một số quý Thầy tốt nghiệp giảng sư cao hay trung cấp, đi về các tỉnh làm việc. Một số gặp khó khăn. Ta tới đâu cố gắng kết hợp với Ban trị sự, nhất là Ban Hoằng pháp ở đó, ta giảng làm tăng uy tín cho BTS, cho Ban Hoằng Pháp địa phương thì ai mà không ủng hộ. Kinh nghiệm tôi đó là điều mà ta nên cân nhắc khi đến với đạo tràng.

Điều thứ ba Kinh nghiệm của tôi là học ở người trước. Có thể nói sự thành công của tôi trên đường Hoằng pháp vì nhờ từ nhỏ tôi đã học với HT Thiện Hoa. Sau nầy tham gia vào GHPGVN thống nhất, ít nhiều tôi học ít nhiều ở HT Trí Thủ, để tôi có kinh nghiệm Hoằng pháp là do các kinh nghiệm của người đi trước cộng với hiểu biết của mình nữa, ứng dụng vào trong thời đại của mình. Kế thừa kinh nghiệm của HT Thiện Hoa, HT Trí Thủ, tôi cũng thấy chưa đủ, khi sang Nhật, tôi đi vào các tổ chức, các giáo phái, phải tu thật nhuyển, phải học thật nhiều. Học cái cách lãnh đạo quần chúng, học cái cách truyền tải tư tưởng Phật giáo đến quần chúng.

Lúc bấy giờ, tôi thấy Phật giáo Nhật và các nước ở xung quanh có cái mà ta cần học hỏi. Đó là tổ chức Hội đoàn Phật giáo, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền qua đó học kinh nghiệm về xây dựng Hội Phật học Nam Việt, tổ chức quần chúng cái nầy quan trọng. Hoằng pháp hay chỉ dành riêng cho các nhà sư ta không, vì các nhà sư ta đông, các giảng sư ta đông, các thầy nói là không có đất. Tại việc mình làm bị hạn chế, tổ chức quần chúng không có thì ta hoằng pháp ở đâu, hoằng pháp cho ai ? Chúng ta xác định, là ta nói cho quần chúng nghe? Lúc bấy giờ phải có quần chúng cho ta nói chứ, cho nên việc tổ chức quần chúng cái nầy là quan trọng, nên tôi thấy tổ chức quần chúng Phật giáo Nhật ở bên đó, Hội đoàn cư sĩ lúc nầy thì đã trên 16 triệu tín đồ, hội đoàn cư sĩ nầy mới nắm hết quần chúng , chúng ta là nhà sư, làm sao chúng ta sống với họ được, tại gì những người cư sĩ nầy quan hệ với nhau về nghề nghiệp. Họ là đồng nghiệp nên dễ nói chuyện, dễ tiếp xúc. Họ có thể ăn uống với nhau bình thường. Ta là nhà sư đâu có thể ăn nhậu với họ đuợc. Vì vậy, ta nhìn sau lưng vị giảng sư nào có doanh nghiệp ủng hộ, có Hội đoàn ủng hộ thì sẽ có kết quả. Cái thành công trong ngành Hoằng pháp của tôi, trước mắt là nhờ Đạo tràng, đó là lực lượng quần chúng. Ở phía Bắc, tôi đã thành lập được trên 40 Đạo tràng Pháp Hoa, tức là trên 1 vạn, ngày nay tôi không làm Trưởng ban Hoằng Pháp nữa, tôi đem 40 Đạo tràng nầy giao cho Thầy Bảo Nghiêm tiếp tục, tại vì lấy lực lượng quần chúng nầy làm cơ sở để hoạt động hoằng pháp, tức là lấy cái lực lượng nầy làm cơ sở cho nên lực lượng quần chúng rất cần thiết.

Tổ chức quần chúng, quản lý quần chúng, hướng dẫn quần chúng đi theo con đường của Chánh pháp. Đây là việc rất quan trọng. Cho nên không có quần chúng thì không có làm được. Từ việc tổ chức quần chúng nầy, nước Việt Nam chúng ta thường rơi vào hoàn cảnh xây dựng chùa chiền, khi mà chúng ta xây dựng nhiều quá, ta quyên góp nhiều quá, Phật tử không có khả năng đóng góp nữa, họ mệt mõi, chán nản, cho nên cố gắng tập hợp quần chúng, cố gắng nuôi dưỡng quần chúng nầy với Phật giáo chúng ta, người Nhật không coi việc xây dựng cơ sở vật chất là quan trọng, tổ chức quản lý con người quan trọng hơn, con người quyết định tất cả . Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa: ‘Thế gian tướng thường trụ”, có nghĩa là thường trụ Tam bảo nằm ở trong con người nên con người còn tin Tam Bảo thì khi đó tương lai còn tồn tại. Cho nên khi nào con người không còn tin Tam bảo thì ta tìm phương hướng khác, khi nào quần chúng dư dã, thì lúc đó ta có thể phát động thêm nhiều việc khác, nhưng khi quần chúng khó khăn thì ta phải biết chia sẽ với họ. cho nên hướng dẫn quần chúng tu học phải đúng, người Nhật không cất chùa nhiều, nhưng họ thành lập trung tâm hoằng pháp nhiều.

Các thầy thành lập lập trung tâm hoằng pháp, trung tâm đó có thể là một cái chùa, một cái nhà, một cái điểm tập hợp. Trung tâm Hoằng pháp có thể là một cái nhà cư sĩ nào đó, Chư Tăng chỉ cần đặt, đầu tư một tủ kinh sách, băng đĩa. Tất cả những Phật tử ở khu dân cư nầy, ở xóm nầy, họ tập trung lại, cùng nhau tụng kinh, nghe băng giảng, cái nầy chúng ta không tốn kém nhiều, nhưng mà hiệu quả thì cao. Cho nên khi chúng ta nghe một thời giảng hay thỉnh 1 giảng sư từ thành phố HCM ra Tp Đà Nẵng giảng thì vé máy bay đi hết bao nhiêu? phương tiện đi lại thì khó khăn, nhưng mà chỉ có một điểm nào đó thôi, hoặc chỉ một số nào đó thôi, còn ta cho nghe băng giảng như thế thì vẫn có kết quả. Một mình tôi mở 40 Đạo tràng, cả vạn người ở phía Bắc. Phật tử tới đây tụng kinh, Phật tử tới đây niệm Phật, học hỏi giáo lý Phật. Tôi tìm hiểu và học hỏi cái hay của người ta, mang về chùa. Cho nên, mỗi Thầy thử ứng dụng, thì chừng năm mười trung tâm thôi, một người có chừng 5, 10 trung tâm thôi thì trong cả nước ta có mấy nghìn giảng sư là như vậy, mỗi giảng sư có chừng 10 trung tâm thì 1000 giảng sư ta có khoảng 1 vạn Phật tử.

Đây là điều chúng ta cần nhất của ngành Hoằng pháp. Với 10 trung tâm đó, giảng sư xoay chuyển vòng vòng, cho nên một vị giảng sư cố gắng, một tháng ta đi thăm trung tâm nầy, một tháng ta đi thăm trung tâm khác, có điều gì đó, ta trao đổi, nhắc nhở, thì trường hợp nầy ta nghĩ sẽ thành công. Lâu nay chúng ta cũng làm công tác hoằng pháp, nhưng mà không đi vào trong tổ chức, cho nên làm việc chung chung, đôi khi dẫm chân nhau, hiệu quả không tốt. Nếu mà các vị giảng sư, đi ra ngoài trung tâm mình xây dựng thì phải coi trung tâm nầy của ai ? Ai làm trưởng ban Hoằng pháp tỉnh nầy, ai phụ trách vùng nầy, ta đến đó, không làm riêng, nên kết hợp để giúp cho hoằng Pháp chỗ đó. Như vậy, chính chúng ta đã giúp cho Giáo hội chúng ta rồi. Nếu chúng ta tới đó mà làm cái gì riêng nữa thì vô tình chúng ta gây mâu thuẩn cho Giáo hội, gây bất lợi cho quẩn chúng.

Kinh nghiệm Hoằng pháp của tôi : điều thứ nhất chính là phải học, thứ hai về tổ chức quần chúng và quản lý quần chúng, cái phần nầy coi như là quan trọng nhất. khi mấy Thầy tổ chức được quần chúng, mà quần chúng theo mình, đương nhiên là ta không thể nào áp đặt cái gì, Đạo Phật chúng ta có cái hay áp đặt, nhưng mà chúng ta phục vụ cho quần chúng, cái nầy là chính yếu. Họ theo chúng ta, để họ học, chứ ta không áp đặt. có các Thầy, học giáo lý , rồi đem giáo lý của mình áp đặt cho họ. Nếu họ không theo thì họ bực bội., phiền não nổi dậy thì coi như thất bại hòan toàn. Nhiều khi nó nghe lời mình, mình dạy nó không chịu, như vậy là sai rồi. Kinh nghiệm của tôi là phải lắng nghe quần chúng. Đức Phật ngài thành vô thượng Chánh đẳng chánh giác rồi, nhưng vì Ngài lắng nghe quần chúng, Ngài hạ giáo pháp của Ngài xuống ngang tầm của họ, quần chúng họ nghe. Đức Phật đắc đạo, đã dùng vô số phương tiện, nhiếp hóa họ, làm cho quần chúng yêu thích và bằng lòng. Chúng ta suy nghĩ gì khi Đức Phật thành Phật rồi, mới đi giáo hóa.

Khi Ngài thành Phật rồi, thì Ngài nói gì ai cũng nghe hết, cho ta thấy được có cái gì khác nhau đây, trước khi thành Phật Ngài cũng là một chúng sanh và sau khi thành Phật thì như thế nào? Khi còn là chúng sanh, ta nói nó nghe và nó nói ta nghe, như vậy là cãi nhau thôi, không ai muốn nghe ai hết. Như thế đòi hỏi cần phải tu, khi có sự tu, lúc nầy ta chỉ muốn nghe mà không muốn nói, đến một lúc nào đó, ta không muốn nói và cũng không muốn nghe. Nếu không lo tu thì khi nói ai nghe mình và khi muốn nghe cũng không ai nghe, đây là kinh nghiệm của tôi, mấy thầy cần suy nghĩ.

Lúc đó, tôi gặp HT Thiện Hưng, cũng rơi vào tình cảnh giống như tôi, Ngài có phát nguyện 10 năm không nói và không nghe gì hết. Người ta ra trường thì đi giảng, còn HT thì đi ẩn tu, HT Bửu Huệ cũng đi ẩn tu 10 năm, quý Thầy ai cũng đi ẩn tu 10 năm hết, trong 10 năm không nói và không nghe gì hết, sau nầy người ta muốn nghe 10 năm mình tu những gì? Hai vị HT nầy không muốn nói gì và không muốn nghe gì, 10 năm sau, HT Thiện Hòa tìm đến cốc lá của HT Bửu Huệ ở Tân Hương để mời về, HT Thiện Hòa biết HT Bửu Huệ chuyên tu, mời về lãnh đạo chùa. Về điều nầy cho ta suy nghĩ gì, ta chỉ mới có học không mà chưa có tu, mà quần chúng cần ta là ở chỗ ta tu, cho nên một số anh em học tới địa vị tiến sĩ, thạc sĩ nghĩ rằng: mình cao, mình giỏi rồi, chưa chắc gì địa phương nghe mình đâu, ta có tu thì người ta mới nghe ta, quần chúng theo ta để tu chớ, Đức Phật chúng ta tu để đắc đạo, chúng ta không thể đắc đạo như đức Phật nhưng ta cũng phải đắc đạo như những vị giảng sư tiền bối chứ. Các vị đi trước ta mà thành đạt được, cho nên tôi cũng cố gắng thông đạt như HT Thiện Hoa, Thiện Hòa, chứ tôi không nghĩ thông đạt như đức Phật Bổn sư Thích ca , làm được như những vị giảng sư tiền nhiệm, như vậy là tốt rồi. Vì các Ngài đều có tu, khi tôi đi hầu HT Thiện Hoa làm thị giả, thì tôi thấy khuya nào 3 giờ sáng Ngài cũng đều thức dậy tụng kinh hết, xong rồi thì lúc bấy giờ HT mới ngồi trên bàn, viết sách sọan bài, thời gian ngày nào cũng như ngày nào, tôi mới học được điều nầy. Cho nên từ thời đó, từ thập niên 60 cho đến bây giờ, trải qua mấy chục năm, tôi luôn giữ thời khóa 3 giờ sáng để tụng kinh, tôi học theo HT, chính nhờ đem Phật vào lòng, đem Pháp vào lòng , nó trấn áp được phiền não khi ta vào đời. Cho nên nhờ có Phật, có kinh, mà ta luôn thấy lúc nào HT Thiện Hoa cũng cười hoan hỷ, dầu hòan cảnh khó khăn nguy hiểm như thế nào đi nữa, nhưng lúc nào cũng thanh thản vì sao vậy? Vì trong lòng lúc nào cũng có Phật. Nếu mà các giảng sư chúng ta chỉ dấn than hành đạo, mà không có Phật, có kinh trong lòng thì khi ta gặp chuyện khó khăn thì lúc bấy giờ không có điểm tựa trong lòng, ta dễ bị phiền não.

Tôi đi theo HT Trí Thủ, mặc dầu HT tuổi lớn, nhưng ngày nào 3 giờ sáng Ngài cũng thức dậy, lạy 1 thời sám hối, có lần tôi đi với HT ra Bắc, ở chùa Quán Sứ, mùa Đông lạnh quá, HT để cái khăn ướt bên cạnh đó,, hì hục lạy, tôi mới nói HT, hôm nay HT không được khỏe, HT nghĩ, mai lạy, HT nói bữa nay còn lạy được, không lạy, biết ngày mai còn lạy được nữa không ? Cho nên quý vị phải lập chí tu hành, những điều làm nên đạo nghiệp cần lưu tâm. còn các vị ta gặp trên đường tu học, học cả ở những người thành đạt và rút kinh nghiệm ở trường hợp ngược lại. Học ở quá khứ, ở những người đi trước, siêng năng đọc sách vỡ. Cho nên tôi thường nói, tôi sống với những người đã chết, các bậc danh tăng học để lại những điều quý báu, ta áp dụng. Do đó, việc học là một điều rất quan trọng, cái nầy tôi nói ta học ở quá khứ, nhưng ta biết thêm một điều lịch sử không dừng lại, tất cả quá khứ nầy cho ta thêm kinh nghiệm, nhưng ta phải sống trong hiện tại và nó diễn tiến trong tương lai. Vì vậy, trong giai đọan nầy ta nói là hội nhập. Hoằng pháp trong thời Pháp thuộc, hoằng pháp trong thời Ngô Đình Diệm, là Hoằng pháp trong giai đọan hiện nay, vậy hoằng pháp phải như thế nào? Tới bây giờ, vẫn nghe PHPT của HT Thiện Hoa là không phù hợp nữa…Trong thời kỳ hội nhập, ta phải quan sát thật kỷ:

- Chính sách của nhà nước

- Thái độ của những người lãnh đạo tại địa phương, của nhà nước đối với Phật giáo.

Hôm nay, có thể tập trung để đào tạo, bồi dưỡng Hoằng pháp ở cả ba miền. mỗi nơi làm việc mỗi khác, khi tôi đề nghị TT Bảo Nghiêm lên Trưởng Ban Hoằng Pháp, thì mở khóa Hoằng pháp đầu tiên ở Thái Nguyên, ĐakLak. Tại sao ở tỉnh nầy mở được mà ở các tỉnh khác không mở được, vì nơi đó có sự ủng hộ. Qua việc nầy ta thấy nhà nước ủng hộ Phật giáo như thế nào và Phật tử khao khát học giáo lý như thế nào, ta đều tùy cơ ứng biến, đòi hỏi chúng ta phải có học, có tu, phải có sở đắc. Học không chưa đủ, tu không chưa đủ, phải có sở đắc, có trí tuệ. Thực hành giáo lý để phát sanh ra trí tuệ, thấy được lý nhân duyên thì như vậy, việc hoằng pháp sẽ đạt kết quả tốt. Đó là kinh nghiệm của tôi trong việc Hoằng pháp.

Nguồn: giaohoiphatgiaovietnam.vn

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch