Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên
đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ
hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của
kiếp này và của các kiếp trướcTheo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công
nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng
nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp
trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm
ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để
dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một
tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp,
vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
|
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở mỗi con người chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng |
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù
ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ
có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu
được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy
sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy
rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này
(Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đờiTrong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15
tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ
những linh hồn đói khát. Ở
Nhật Bản
ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7, hay là ngày 15 tháng 8
(tính theo Âm lịch) để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước
nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện
thực.Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ
Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban
ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: Cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ
tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường
rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Trên mâm
cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những
vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật
truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép...Gần đây có tệ nạn rất lãng phí và vô lý là làm đồ mã gồm cả tivi, tủ
lạnh, máy giặt, ngựa, phương tiện giao thông, mũ kepi, người giúp việc,
thậm chí cả nhà cao tầng, quạt điện, điều hòa, di động, IPhone... để cho
người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người dương
trần.Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều
màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè
lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu
(có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với
muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng
sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật
khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. ở chùa khi cúng
chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho
chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản...Tượng
trưng cho những cô hồn...Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhớ việc báo hiếu cha mẹ mà còn
bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn
toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bông hồng cài áo Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Ngày nay
trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được
cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người
cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên
ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có
mẹ. Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư
Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ
Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.
|
Vào ngày này, mỗi người thường được cài lên áo một chiếc hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. |
Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của
người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu
thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương
của loài người. Chính vì thế Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu
tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài
Áo” vào tháng 8 năm 1962.
Để làm mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm
lễ cài Bông hồng đầu tiên cho tăng ni và phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài
Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức gia đình phật tử đã nhân rộng thành
lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.
Vu lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên còn được gọi là lễ xá tội vong
nhân. Vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục đều được xá tội, được lên
dương gian. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, các vong nhân
được xá tội nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh
không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế
thờ cúng.
Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cũng
cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa
ngục cho những vong hồn. Dân gian còn gọi tháng bảy là “tháng cô hồn”
không đem lại may mắn, người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây
nhà trong thời gian này.