Không
ít trong số chùa sử dụng tranh Maria bồng Jesus đã lấy tranh này làm
hình nền cho cuộc lễ. Vì thế mới dẫn đến việc Tăng Ni Phật tử có trường
hợp phải quỳ trước tranh vẽ Maria bồng Jesus này (!). Jesus là thiên
chúa ngôi hai còn Maria là mẹ thiên chúa!
Trường
hợp như thế, có ý kiến nói với ý xuyên tạc rằng đây là sự “mầu nhiệm”
của “chúa thánh thần” trong việc dẫn dắt “trở lại đạo”. Từ một chuyện
hiểu lầm (nhiều Phật tử vẫn tưởng đó là tranh một bà mẹ miền Bắc bồng
con nếu không để ý đến vần hào quang trên đầu 2 nhân vật trong tranh,
hoặc có khi trong quá trình xử lý ảnh 2 vầng hào quanh đó bị bỏ đi), mà
người ta đã phóng đại thành “phép lạ” Tăng Ni Phật tử quỳ trước Jesus và
Maria.
Tưởng
cũng cần nhắc lại rằng cách vẽ bà Maria bồng Jesus trong trang phục dân
tộc Việt Nam đủ các loại đã được khai thác triệt để từ những năm 1970.
Có khi bà Maria được cho mặc áo dài khăn đóng kiểu Hoàng hậu Nam Phương,
Hai Bà Trưng; có khi mặc áo tứ thân chít khăn mỏ quạ (như trong tranh
Vi Vi) có khi mặc áo bà ba Nam Bộ quấn khăn rằn (dường như Vi Vi có một
bức “Thánh gia” như thế), có khi trong trang phục dân tộc thiểu số Tây
Nguyên…
Vu
Lan năm nay, vẫn thấy có chùa dùng bức Maria chít khăn mỏ quạ bồng
Jesus làm phông lễ Vu Lan, nghe nói có công ty Phật giáo in tranh đó lên
băng rôn “Vu Lan thắng hội”, thậm chí lại thấy xuất hiện trên bìa một
ấn phẩm Phật giáo, trên trang chủ một website Phật giáo…
Vì
vậy, chúng tôi thấy cần thiết lưu ý lại vấn đề này. Tưởng cũng cần nói
thêm, Vi Vi Võ Hùng Kiệt là một họa sĩ Thiên Chúa giáo có vẽ vài bức
tranh Phật nhưng đều với ý xuyên tạc, bôi nhọ mà chúng tôi đã có dịp
phân tích trong những bài viết sau đây.
Phía sau bức tranh Maria chít khăn mỏ quạ bồng chúa
Minh Thạnh
Theo họ những người theo đạo Phật cũng quy ngưỡng về “ngôi
hai” (chúa con) thôi, mà việc sử dụng hình ảnh Maria và chúa con là một
biểu hiện cụ thể của chúa thánh thần linh ứng.
Qua hình ảnh từ nhiều trang mạng Phật giáo, chúng ta đều thấy
trong dịp lễ Vu Lan vừa qua, bức tranh bà Maria chít khăn mỏ quạ bồng
chúa hài đồng của hoạ sĩ là cựu sư huynh đạo Ca tô La Mã Vi Vi vẽ được nhiều chùa sử dụng để thể hiện tình mẹ con, trong trang trí sân khấu ca nhạc chào mừng và kể cả trong lúc hành lễ.
Ở một số chùa, 2 vầng hào quang phía sau bà Maria và Jesus hài đồng
trong bức tranh được bỏ đi, nhưng có chùa vẫn giữ nguyên. Tuyệt đại đa
số trường hợp hẳn là dùng lầm, vì nếu không biết xuất xứ và tên gọi của
bức tranh, thì không ai nghĩ đó là Maria và chúa hài đồng, mà chỉ nghĩ
là một bức tranh mẹ con Bắc Bộ và là một bức tranh đẹp.
Chúng ta không kỳ thị xuất xứ tác giả và thậm chí có thể nghĩ rằng, trường hợp hình ảnh bà Maria và chúa hài đồng như thế cũng có thể là một biểu tượng cho tình mẫu tử, và việc sử dụng nó trong lễ Vu lan không phải là một lầm lẫn đáng kể.
Nhưng, ở đây, chúng tôi xin lưu ý về những việc mà những người có
toan tính thu hút tín đồ Phật giáo có thể khai thác sau sự việc này.
Từ sau Công đồng Vatiacan II, những lý thuyết gia của đạo Ca tô La Mã
đã đưa ra những quan điểm mới đối với các tôn giáo không phải đạo Ca tô
La Mã, trong đó có Phật giáo.
Họ bỏ đi các cách nghĩ về đạo Phật như thời Alexandre de Rhodes, để thay vào đó một sự tôn trọng chừng mực và lịch sự.
Thế nhưng, đối với các tôn giáo lớn, đặc biệt là tôn giáo có tư tưởng
từ bi nhân văn như đạo Phật, bên cạnh sự tôn trọng còn có quan điểm xem
Phật giáo (có thể gồm một số tôn giáo khác nữa) là sự mầu nhiệm linh
ứng của chúa thánh thần, ngôi thứ ba của ba ngôi thiên chúa, ở những khu
vực địa lý nhất định.
Cách nghĩ này có phần nào “tương tự” như khái niệm “thị hiện” trong đạo Phật.
Theo quan điểm giải thích này, thì Đức Phật và Phật pháp chẳng qua
chỉ là việc “thị hiện” của chúa thánh thần ở Nam Á, Trung Á, Bắc Á, Đông
Nam Á… vào một thời điểm nhất định mà thôi. Đức Phật, Phật Pháp, chư vị
thánh tăng Phật giáo cũng “trực thuộc” đức chúa cha, là sự thị hiện của
chúa thánh thần, mà họ thường gọi là “mầu nhiệm” thay cho từ “thị hiện”
trong Đạo Phật.
Vậy nay, khi các chùa sử dụng hình ảnh Maria và chúa hài đồng trong
lễ Vu Lan, thì đây là dịp tốt, để những người muốn thu hút tín đồ Phật
giáo chứng tỏ sự “mầu nhiệm” đó.
Tức là, rồi thì theo họ những người theo đạo Phật cũng quy ngưỡng về “ngôi hai” (chúa con) thôi, mà việc sử dụng hình ảnh Maria và chúa con là một biểu hiện cụ thể của chúa thánh thần linh ứng.
Sự việc sẽ được làm ví dụ viện dẫn cho sự “mầu nhiệm” chúa thánh thần, đã đưa chúa con và đức mẹ vào chùa, thậm chí, làm cho tín đồ Phật giáo chắp tay hay quỳ lạy.
Vấn đề chính nằm ở chỗ này, lợi dụng việc lầm lẫn để hỗ trợ cho việc
thu hút tín đồ Phật giáo, mà bây giờ, từ cải đạo được bỏ đi mà thay vào
bằng cụm từ “trở lại đạo”, mà những người toan tính cố ý khai thác.
Vậy tranh Maria bồng chúa con, với sự thể hiện và lèo lái tinh vi như
thế, trở thành một biểu tượng cho một cách, một bước “trở lại đạo”.
Mong rằng, trong mùa Vu Lan sau, Phật giáo chúng ta không lầm lẫn để có thể bị lợi dụng với những ý đồ như vậy.
Họa sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ “Phật” như thế nào?
Minh Thạnh
Tôi thấy phải viết bài này vì người ta, có lẽ có cả những
người theo đạo Phật, khen Vi Vi “tâm linh” nhiều quá, xem ông như một
họa sỹ người Việt hải ngoại tầm cỡ tiêu biểu cho một cách sáng tác cảm
ứng chúa Phật như vậy. Nghe đâu, có chùa còn mời ông làm tượng hay phù
điêu gì đó.
Họa sĩ Vi Vi, nay thường gọi với tên thật là Vi Vi Võ Hùng Kiệt,
hiện được mệnh danh là một họa sĩ “tâm linh” tầm cỡ của người Việt ở Mỹ,
vì ông vẽ cả Chúa và Phật cũng như những đề tài liên quan như thiên
đàng, thiên thần…
Thực ra, ông vẽ Chúa là chủ yếu, còn tranh về Phật chỉ có vài bức,
trong đó có hai bức mà buộc lòng chúng tôi phải lên tiếng bằng bài viết
này.
Vi Vi đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975.
Trang mạng Dũng Lạc giới thiệu về Vi Vi như sau:
“Tên thật: Võ Hùng Kiệt – Tên Thánh Rửa Tội: Michel
Ngày sinh: 14 tháng 7 năm 1945 – Sinh quán: Vĩnh Long
Bút hiệu: ViVi do ghép hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long (ký từ năm 1964 vẽ cho Tuổi Hoa)
Cựu Sư Huynh La San - Promotion 82 Nhatrang năm 1962
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon năm 1968.
Bắt đầu vẽ từ nhỏ, đến năm 1958 mới chính thức vẽ bià và truyện tranh cho tờ báo Tuổi Xanh của cụ Bảo Vân Bùi Văn Bảo.
Trước 1975:
- Vẽ minh họa và truyện tranh cho 2 tờ Nhật báo Độc Lập và Dân Chủ
- Sách Giáo Khoa cho các nhà xuất bàn: Quê Hương, Nhật
Tảo, Sống Mới, Cành Hồng, Khai Trí, và sách giáo khoa cho trường mẫu
giáo Claire Joie (Annexe de Regina Mundi)
- Báo Chí: Vẽ bià và Minh họa cho các tờ báoTuổi Xanh,
Tuổi Hoa, Bạn Trẻ, Tinh Thần (Nha Tuyên Úy Công Giáo QLVNCH), Trái Tim
Đức Mẹ (Dòng Đồng Công), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Cứu Thế)
- Bắt đầu vẽ Tem Bưu Hoa từ năm thứ nhất CĐMT cho đến
năm 1975. Chiếm khoảng 40 giải Bưu Hoa cho Tổng Nha Bưu Chính VNCH, ký
tên thật Võ Hùng Kiệt.
- Chỉ triển lãm 3 lần tại phòng Thông Tin Văn Hoá
Saigon, Phòng Hội Hoạ Sĩ Trẻ và Alliance FranHais nhân cứu trợ nạn nhân
những vụ Nạn Lụt Miền Trung, Miền Tây và Tết Mậu Thân.
Vượt biên năm 1981 và tạm định cư tại Montréal, PQ., Canada.
Sang Mỹ năm 1995 tạm trú tại San Diego tới nay.
Ngoài vẽ tranh còn điêu khắc các pho tượng:
- Tượng Các Vị Thánh Tử Vì Đạo VN 1 đúc đồng và đặt
tại: Maria Lewinston Garden (New York), Dòng Đồng Công (Carthage,
Missouri), Denver, Colorado và Arlington Texas.
- Tượng Các Vị Thánh Tử Vì Đạo VN 2 đặt tạI Austin, Texas.
- Tượng Mẹ Maria VN tại Amarillo, Texas.
- Tượng Thuyền Nhân Vượt Biển – Santa Ana, California.
- Tượng Thủ Tướng Canada: Pierre Eliotte Trudeau.
- Tượng Linh Mục Trần Đình Thủ (Sáng lập Dòng Đồng Công).
Vẽ các Bích Họa (Mural) về 117 Vị Thánh Tử Vì Đạo VN ở Dòng
Đồng Công Missouri Cao 35feet x rộng 40feet, ở San Bernardino cao 10feet
x rộng 60feet). Mẹ Thăng Thiên ở Amarillo Texas cao 12feet x rộng
24feet…”
Ở Sài Gòn, ông đã tỏ ra “tâm linh”, nhưng chỉ chuyên vẽ Chúa, không
có Phật. Tranh ông hợp với kiểu cậu ấm cô chiêu thời bấy giờ, hơn là
những nguời nghiêng về đời sống tâm linh.
Nếu ông chỉ vẽ chúa và đức mẹ, thiên thần bay lượn… như trước thì
không có gì đáng nói. Nhưng mấy năm gần đây các đài nước ngoài giới
thiệu ông như một họa sĩ “tâm linh” có hạng của Việt Nam, với nhiều cuộc
triễn lãm ở Mỹ, nói là có nhiều người đến xem, khen tranh, rằng rất
“tâm linh” và “dân tộc”, khiến người viết phải “search” tìm xem tranh
ông trên mạng.
Nhưng thật bất ngờ với những bức trang vẽ Phật của ông, thường được
dùng để khẳng định ông là họa sĩ “tâm linh” nói chung cho đủ mặt tôn
giáo, và gần hơn với nguời theo đạo Phật.
Nếu không tinh ý, người thưởng thức tranh vẫn thấy Vi Vi đúng là tâm linh vì có chúa (tỷ lệ áp đảo), nhưng cũng có Phật.
Nhưng, để ý kỹ một chút, thì sẽ thấy một cái gì đó không trong
sáng, không xứng đáng với sự trang trọng và cao cả của từ “tâm linh”.
Tranh chúa và Phật của Vi Vi thường được đặt cạnh nhau, cho có đủ
Chúa Phật tâm linh, nhưng Chúa và Phật được thể hiện trong sự tương phản
đối lập.
Tranh Chúa, đức mẹ, thiên thần các kiểu thì được thể hiện với ánh sáng rực rỡ, chói lọi, hào quang…
Còn 2 bức tranh có Phật: “Nguyện cầu Quan Thế Âm” và “Thị Mầu đi lễ
chùa” thì Phật hiện ra trong tranh tối tranh sáng u uất, không phải của
chúa của thánh, mà là của quỷ thần, âm cảnh.
Đức Phật trong bức “Thị Mầu đi lễ chùa” hiện ra trong bối cảnh như
một người làm chứng khó hiểu, đánh đố, thể hiện bằng một màu đỏ nhòe
nhoẹt, đầy ẩn dụ của máu, dù câu chuyện gợi ý đề tài không phải là một
bi kịch.
Còn bức “Nguyện cầu Quan Thế Âm” được thể hiện với ánh sáng âm u từ
phía dưới chiếu tạt lên khuôn hình bán thân, lạnh lùng, bí hiểm trước
trước những người cầu nguyện, trong bức “Nguyện cầu Quan Thế Âm”.
Cái cách thể hiện tượng Bồ tát Quán thế Âm này khá lạ lẫm với Phật
giáo: bán thân, với một kiểu ánh sáng chiếu hất nguợc như vậy, xem ra cố
ý thể hiện một vị nữ thần, hơn là một vị Phật.
Những người cầu nguyện thì xõa tóc rối, xoãi chân với tư thế lết tới cầu xin, trong sự tuyệt vọng, bám víu.
Hoa sen dâng cúng Bồ Tát thì không cắm, không kết, không bó, mà
ngổn ngang, vương vải, lộn xộn trên nền đỏ, trắng, đen (có thể ẩn dụ may
rủi)
Bức tranh “Nguyện cầu Quan Thế Âm” truyền cho người xem cảm giác hỗn mang, u uất, bám víu, lạnh lùng, bí hiểm…
Từng đường nét, từ chi tiết đều tạo nên cảm giác âm tính, trong
khung cảnh cầu xin vái lạy níu kéo tuyệt vọng, không phải cầu nguyện.
Và như đã lưu ý, người ta đặt bức tranh Phật như vậy cạnh những bức
tranh chúa tràn ngập ánh sáng, tỏa ra ánh sáng, để nói rằng người sáng
tác là tâm linh, vẻ đủ mọi tôn giáo (?)
Đức Mẹ và Chúa hài đồng
Tôi thấy phải viết bài này vì người ta, có lẽ có cả những người
theo đạo Phật, khen Vi Vi “tâm linh” nhiều quá, xem ông như một họa sỹ
người Việt hải ngoại tầm cỡ tiêu biểu cho một cách sáng tác cảm ứng chúa
Phật như vậy. Nghe đâu, có chùa còn mời ông làm tượng hay phù điêu gì
đó.
Tôi viết để nói rằng, không phải công chúng nghệ thuật Phật tử
không biết gì hết, nói sao nghe vậy, thấy có Phật thì là… “tâm linh” (!)
Nhấp chuột qua lại giữa các bức tranh tâm linh của ông, thì thấy rõ cái dụng ý đặt Phật bên Chúa theo kiểu như vậy của Vi Vi.
Họa sĩ Vi Vi
Nghệ thuật là sự cao cả và chân thật. Gài công chúng nghệ thuật với
nhãn quan tôn giáo phiến diện như vậy không phải là nghệ thuật.
Chúng tôi không có ý công kích. Vi Vi có quyền thể hiện hình ảnh
Phật theo cái nhìn, từ một điểm nhìn nào đó của riêng ông, chủ quan theo
cách của ông.
Nhưng đây là một bài phê bình nghệ thuật. Vì công chúng nghệ thuật
cũng có quyền phát hiện những ẩn ý của nghệ sĩ, kể cả từ những tư duy
không trong sáng, nếu có.