Năm nay, 2010, một tôn giáo lớn ở Việt Nam cử hành “năm Thánh” quốc
gia, kỷ niệm một chặng đường truyền đạo tại Việt Nam. Cách nay chẵn mấy
trăm năm đó, họ thiết lập những cơ sở truyền giáo đầu tiên.
Con rất vui mừng được biết cách đây một
ngày (ngày 3/04/2009) Ban Huớng Dẫn Phật Tử TW đã tổ chức hội thảo bàn
về tuổi trẻ tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Điều này nói lên rằng Giáo Hội đã có sự
quan tâm đến thành phần thanh niên phật tử trẻ - thế hệ rường cột cho
Giáo Hội và đạo pháp hôm nay và mai sau.
Tăng già là cộng đồng tăng,
ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi
lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và
truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo
tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
Nói đến thế kỷ XXI, người ta thường nghĩ đến những thành tựu của
nhân loại như chinh phục vũ trụ, sự phát triển vượt bậc của công
nghiệp: “Ðây là thời đại thức ăn nhanh, tiêu hoá chậm”. Nhưng đằng sau
sự thành công hào nhoáng kia, mấy ai biết rằng đạo đức con người đang
ngày càng suy đồi, những tệ nạn xã hội gia tăng, cánh cửa ngục thất
rộng mở chào đón tù nhân. Thật chua xót biết bao!
Tâm huyết trước hết phải được hiểu là mạng sống của mỗi cá nhân, của
mỗi con người. Bởi tâm là tấm lòng, là phần tâm linh, tình cảm của mỗi
người như Trịnh Công Sơn “ sống trong đời sống cần có một tấm lòng ”;
huyết là huyết mạch, là máu huyết để nuôi sống cơ thể con người cũng là
huyết thống “da vàng máu đỏ.. .”
Hàng năm, cả nước đều long trọng cử hành đại lễ Phật đản
trang nghiêm với cờ, hoa, với chim bồ câu trắng biểu tượng của hòa bình
nhưng lại chưa hề có biểu tượng ông Bụt bằng xương, bằng thịt mang
thông điệp tình thương, sự hiểu biết của đạo Phật, của đức Phật đến tận
tay mọi người.
Trông người mà nghĩ đến ta
Cư sĩ là một trong bốn chúng đệ tử của Đức Phật. Cư sĩ gồm có số đông,
trong khi các tu sĩ Phật giáo, là thành phần nổi bật, xuất thân từ Cư
sĩ. Do đó giới Cư sĩ là lực lượng cần phải tu học, phải thăng hoa để
trong hoàn cảnh thuận tiện trở thành tu sĩ. Mặt khác, nhận giáo pháp của
đức Phật, người cư sĩ có bổn phận phải nổ lực tu tập, thực hành và góp
phần truyền bá giáo pháp, tức là góp phần chuyển pháp luân để đem ánh
sáng giải thoát cho đời.
Từ trước tới nay, công tác hoằng pháp của đa số
các tỉnh thành cũng được tiến hành đều đặn, gặt hái những kết quả khá
tốt. Nhưng phải thẳng thắn nói rằng, thật sự chúng ta chưa có một quy
hoạch, đề án nào khả dĩ lâu dài hay quy mô, cụ thể.
Vừa qua, báo Giác Ngộ
nguyệt san có bài của tác giả Quảng Pháp nêu vấn đề chuẩn hoá Phật tử VN
bằng cách mở các lớp học, có kiểm tra, sát hạch, từ đó cấp giấy chứng
nhận. Một số độc giả có ý kiến hưởng ứng, một số khác lại cho rằng điều
này khó mà khả thi.