"Trọng tâm của người tu,
dù không giỏi nhưng khéo sống đúng với tinh thần lục hòa của đạo Phật thì việc
tu tập sẽ được tiến triển đều, đồng thời giúp cho tín tâm Phật tử ngày càng sâu
đối với Tam bảo, nhất là Tăng bảo. Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ hay mãn hạ
rồi, luôn cố gắng tập sống theo tinh thần lục hòa. Dù chưa trọn vẹn nhưng chúng
ta cố tập, từ từ cũng sẽ được hoàn bị. Có thế việc tu mới lợi lạc. Nếu chúng ta không tập sống
lục hòa thì sự tu chỉ có hình thức thôi, niềm an vui lợi lạc không được bao
nhiêu. "
N ếu chúng ta đem so sánh Phật giáo với các tôn giáo khác hiện tồn
tại trên thế giới, có thể phát hiện rất rõ ràng giữa Phật giáo và các tôn giáo
khác có nhiều chỗ khác nhau. Tôi mạn phép đem vấn đề này quy nạp thành mười
điểm để thuyết minh. Cũng chính là nói Phật giáo tối thiểu có mười điểm đặc sắc
như thế.
Nếu hiếu thảo được xem như
đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội
(tội nặng). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca
và Phật Di Lặc 1 . Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên,
như bậc Đạo sư ở đời 2 . Đức Phật dạy mọi người phải biết ơn cha mẹ,
hiếu kính cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ bằng điều lành và làm những gì tốt
nhất
Cầu siêu, cầu là mong cầu, siêu là vượt qua
hay còn gọi là siêu thoát. Nghĩa là dùng phương thức nào đó để giúp cho vong
linh của người đã chết siêu thoát khỏi các cảnh giới khổ đau. Đó là quan niệm
thông thường trong thế gian.
Có ma hay không có ma ?
Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải
trừ ma thì phải làm như như thế nào ?... Đấy là những thắc mắc có thể ám ảnh
ít nhiều mỗi người trong chúng ta. Thật thế, đấy chẳng qua vì có người chưa hề "gặp
ma" bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem ma ra thế nào, hoặc có người đã
từng "thấy ma" nên vẫn còn bị ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy
của mình, hay là cái con ma mà mình trông thấy có thật hay không.
Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh ( Mahaparinirvana-sutra ) có một
câu như sau: "Trong số tất cả các dấu chân, chỉ có dấu chân voi là to
lớn nhất. Trong số tất cả những thứ suy tư, chỉ có sự suy tư về vô
thường là quan trọng nhất". Tất cả mọi sự vật đều phù du. Tất cả các
thứ cấu hợp đều tan rã. Tất cả những gì sinh ra đều sẽ đi đến cái chết,
và cái chết thì cũng chỉ là một sự chuyển hóa trong khung cảnh của vô
thường.
Ta nên suy niệm về những gì sẽ xảy ra trong cái chết. Đôi khi
ta hỏi người nào đó: “Anh có sợ chết không?” và nhiều người sẽ nói là
không. Nếu người ấy là một đại hành giả thì câu trả lời này có thể là
chân thật.
Đức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là vô minh.
Đây là điều quan trọng khi chúng ta kiểm xét lại những gì mà ngài thực
sự định nghĩa về “vô minh”. Hầu hết sự hiện hữu của con người trong vũ
trụ biểu hiện đa dạng, tương ứng với con người chính là những thói quen,
sự suy tư, cảm giác và ký ức của họ. Người ta không dành chút thời gian
hoặc cơ hội để nhìn lại đời sống của chính mình, quan sát hoặc chú tâm
đến muôn pháp khởi động.
Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy
và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức
Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong
những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras).
Trước hết
tôi sẽ nhắc lại một vài điểm chính yếu trong giáo huấn của Đức Phật nhằm giúp quý
vị ôn lại kiến thức của mình. Đây là những điểm thật "căn bản" và cần
thiết để giúp quý vị hiểu được Dhamma ( Đạo Pháp )
một cách đúng đắn hơn. Tôi xin lập lại và nhấn mạnh ý nghĩa của chữ "căn bản",
bởi vì có nhiều thứ hiểu biết không mang tính cách "căn bản", nếu
không muốn nói là có một số những phần bình giải sai lầm nữa ( ý nói là có nhiều
thứ giáo lý thêm thắt )
Các tin đã đăng: