Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm
lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho người. Khi nào trong
lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn một chút bợn hận thù,
đó là lúc ta hoàn toàn an lạc.
Nước không dậy sóng và không
chảy. Nếu nước hay dậy sóng và chảy thì bất cứ lúc nào, ở đâu nước cũng
dậy sóng và chảy, vì bản chất nó là như thế. Như con người chúng ta là
động thì bất cứ lúc nào, ở đâu đều là động, dù cho khi ngủ yên mũi vẫn
thở, tim vẫn đập, máu vẫn tuần hoàn, nếu dừng động là con người chết.
Cứu
cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ
là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được
Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác
ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô
Minh tức để loại bỏ khổ đau.
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được
quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu
tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức
tu hành mà tan biến hết.
Có ba
chặng đường đến giác ngộ: Nhân thiên (con đường nhỏ hay chặng một), Thanh văn,
Duyên Giác (con đường trung hay chặng hai), Bồ tát (con đường lớn hay chặng
ba). Ở mỗi chặng, động lực tu tập một khác, có thể tóm tắt trong hai yếu tố: Sợ
hãi và mong cầu. Chặng một, động lực tu hành là sợ đọa ba ác đạo, mong được
phước báo trời người.
Để hiểu rõ nhân quả trong cuộc sống chúng ta hãy nhìn cây thảo mộc thì
sẽ hình dung ra được ngay được nhân quả của con người không khác gì nhân
quả của thảo mộc. Tính chất của nhân quả con người không khác gì tính
chất của nhân quả của thảo mộc, bởi vì thảo mộc, con người và muôn vàn
vạn vật khác trong cuộc sống đều có đồng tính chất, chỉ cần chịu khó để
tâm quan sát thì sẽ dễ dàng nhận ra những quy luật chung của cuộc sống.
Gần đây, có nhiều người nêu ra
một thắc mắc khi thấy danh hiệu của các vị Tăng -sĩ đều mở đầu bằng chữ Thích tỷ
dụ như Thích-nguyên An, Thích-Tâm-Minh,v.v… và do đó nêu lên những câu hỏi
L uân hồi là một hình thức biểu hiện hiện tượng sinh diệt của
các pháp qua định thức duyên khởi từ nhân qua quả. Qua đó nghiệp lực là sức mạnh
chủ động hình thành sự sinh diệt biến đổi lưu chuyển được thể hiện qua quá khứ-hiện
tại-tương lai theo thời gian, tuỳ thuộc vào từng thuộc tính của mỗi cá nhân và Cộng
đồng xứ sở (biệt nghiệp và cộng nghiệp)
T rong hơn 40 năm thuyết pháp độ
sinh, Đức Phật chỉ dùng lời nói dạy mọi người nghe chớ không dùng chữ viết để
truyền lại, cho nên sau khi Phật nhập Niết-Bàn, trong giáo-hội có nhiều ý tưởng
sai khác, bất đồng về giáo-nghĩa và giới luật, khiến phát sinh ra nhiều bộ phái
chống đối nhau; bộ phái nào cũng cho tư tưởng và lập luận của mình là đúng đắn
và chân chánh, y như lời Phật dạy. Cuộc tranh chấp này làm nẩy sinh ra nhiều
mưu mô để hạ uy tín đối phương và đề cao giáo-lý bộ phái của mình.
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của
vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô
thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và
nhân sinh.
Các tin đã đăng: