Lý
tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và
lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này
không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát
trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả
vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia.
Chính buổi đầu đó, Đức Phật đã ngầm nhắc cho hàng đệ
tử học Phật sau này phải học vượt qua ngôn ngữ nói năng, văn tự ghi
chép, mới cảm thông được chỗ Phật muốn chỉ, muốn nói. Có nói ra chỉ là
phương tiện bất đắc dĩ của Phật mà thôi. Chân lý sống thì không ở trong
phương tiện đó. Giống như chiếc xe đưa mình đi đến thành phố, chiếc xe
không phải là thành phố, không phải là mục đích đến.
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống
giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn
bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu
bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế
nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
T rong xã
hội con người, những cái gì đẹp, cao quí, thường được ca ngợi, hay được
chiêm ngưỡng, đó là những cái mà đời hay người đời tặng riêng cho mình.
Nhưng khi nhận những sự tán dương này mà Tâm không dính mắc vào những
lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi đó, thì mới chính là người đức hạnh
hay bậc thánh hiền. Do đó, tuỳ theo tấm lòng cung kính của mỗi người tu
Phật mà có những danh hiệu khác nhau để tôn kính Ngài được biết như:
Samôn Cồ Đàm, Đức Thế Tôn, Đấng Từ Phụ, Đấng Như Lai …
Bậc thứ nhất là Nhân thừa, tức lợi ích thiết thực ngay trong
đời này và cả đời sau. Thứ hai là Thiên thừa tức giáo pháp dạy chúng ta
tu để được sanh về cõi trời. Thứ ba là Thanh văn thừa, thứ tư là Duyên
giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử.
Thứ năm là Bồ tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa
lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.
Khi
tâm chúng ta chưa an, phải biết là do ngoại ma, tức là những người đã
chết còn buồn phiền, bực tức đau khổ đã tác động chúng ta, làm cho bất
an. Hai là chúng ta bất an vì trong tâm mình đã có nghiệp gọi là ngũ ấm
ma, phiền não ma, tức nội ma. Trên bước đường tu, điều quan trọng là
phải phát hiện được nội ma trong lòng và ngoại ma bên ngoài. Ma trong
lòng không còn thì ma bên ngoài không thể tác động được.
Phật
giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân
quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay
đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng
nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp
không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ
nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật
chảy máu.
Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Bát chánh đạo cũng giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác
rằng, khổ đau và gốc rễ của nó có thể diệt tận, khi tham dục và ái hỷ
đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm của hành giả bị
diệt tận. Và con đường diệt tận tham dục và ái hỷ đối với thọ uẩn,
tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn để thành tựu Niết-bàn là các phẩm trợ
đạo và chánh đạo.
Các tin đã đăng: