Chính định là chi cuối cùng của Bát Chính Ðạo. Ðịnh
là tập trung, gom tâm vào một điểm duy nhất và hoàn toàn không hay biết
gì khác, ngoài đề mục.
Chính ngữ là lời nói có chân chính, tức không tạo
nghiệp bất thiện bằng lời nói, trái lại trau giồi những thiện khẩu
nghiệp.
Tại sao trước ngực của tượng Phật Thích Ca có hình chữ Vạn? và ý
nghĩa của chữ vạn như thế nào? Và không hiểu lý do tại sao hình chữ Vạn
có khi có chiều xoay bên phải, có khi có chiều xoay bên trái?
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường
là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam
chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo
Trung Quốc.
Đạo Phật là đạo của con
người. Đức Phật ra đời vì muôn loài, trong đó chủ yếu là loài người. Cho
nên mọi hành động của Ngài đều nhắm đến con người. Đạo Phật dạy chúng
ta phải thấy được chân lý, đạt được lẽ thực, nên nói tới đạo Phật là nói
tới đạo giác ngộ.
Con người ta bị trôi lăn trong
luân
hồi cũng vì tạo tác những nghiệp ác, những nghiệp ấy
do từ hành động ( thân ), lời nói ( khẩu ),
và tưởng nghĩ ( ý ) mà sanh ra; để diệt trừ
những nghiệp ác, đức Phật có nói Kinh Mười Điều
Thiện (Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh), nó là muôn gốc lành,
sẽ được thân tướng tốt đẹp, ở cõi thanh tịnh trang
nghiêm, thành tựu viên mãn.
Ngụy biện ‘tu tại gia’ là khó nhất và quan trọng nhất và
không cần tìm cầu tham học với các bậc chân tu là vấn đề cần suy xét và
cần cẩn trọng, nhất là với những người chưa hiểu Phật pháp và những
người mang trong mình bản ngã thâm căn cố đế.
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao
ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
Vậy sự
sai khác giữa đôi đàng như thế nào và Niết-bàn có nghĩa là gì? Đó
là hai điểm mà tôi xin đề-nghị cùng chư quý đạo-hữu tìm hiểu, xuyên qua
các
sách vở đã được viết ra rất nhiều về vấn-đề này.
Sự
mô tả về địa ngục trong Phật Giáo hoàn toàn khác đối
với những tôn giáo khác, ngoại trừ một vài nét giống với Ấn giáo. Trước
hết chúng ta cần hiểu về cái chết. Một nguyên tắc chung có thể đo
lường được đó là định luật bảo toàn năng lượng (The law of conservation
of energy), cho chúng ta thấy được làm thế nào vật chất và năng lượng
là có thể chuyển biến nhưng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang
dạng khác.
– Một là Tự Tứ (yêu cầu người chỉ lỗi
lầm cho mình). – Hai là giải giới (xả giới của mùa an cư). – Ba là kiết
giới (trả lại giới của Già-lam). – Bốn là thọ y công đức.
Thọ y công đức thì chúng Tăng được hưởng năm quyền lợi trong thời gian
năm tháng (kể từ sau ngày Tự tứ).
Các tin đã đăng: