Đức
Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là
Phật sẽ thành". Ai cũng có Phật tánh hết, chỉ khác nhau ở chỗ mê với
giác thôi. Nếu trên đường tu chúng ta nỗ lực tiến tới thì con đường Phật
đạo không xa. Nói nỗ lực chớ thật ra không có gì phải nỗ lực. Chỉ cần
đổi cái nhìn thôi, thấy giả với thấy thật có tốn bao nhiêu mồ hôi đâu.
Vậy mà chúng ta làm không nổi, thật cũng không biết nói sao!
Là Phật tử, chúng ta đều biết, theo nhân quả hữu lậu, người hay bố thí
sẽ được hưởng quả giàu sang phú quý, nếu gian tham keo kiệt thì phải
chịu nghèo đói khó khăn. Nhưng cũng tùy tâm lượng của chúng ta khi bố
thí mà quả hưởng được có khác nhau; nếu trước khi bố thí mà còn đắn đo
toan tính, hoặc sau khi bố thí lại tiếc rẻ, thì có thể cũng được hưởng
quả giàu sang nhưng phải làm lụng khó khăn cực nhọc lắm.
Có ba chặng đường đến giác ngộ: Nhân
thiên (con đường nhỏ hay chặng một), Thanh văn, Duyên Giác (con đường
trung hay chặng hai), Bồ tát (con đường lớn hay chặng ba). Ở mỗi chặng,
động lực tu tập một khác, có thể tóm tắt trong hai yếu tố: Sợ hãi và
mong cầu. Chặng một, động lực tu hành là sợ đọa ba ác đạo, mong được
phước báo trời người.
Hiện nay ý nghĩa hai danh từ tích cực và tiêu cực rất là hàm
hồ, cả Đông phương cũng như Tây phương đều chưa tìm được định nghĩa nào
xác đáng. Nhưng cứ theo một số định nghĩa thông thường mà nói thì tích
cực đại khái chỉ có sự cố gắng, sự dũng cảm, sự tiến bộ và sự không biết
đủ (bất tri túc); còn tiêu cực là chỉ cho sự lười biếng, nhút nhát, lạc
hậu, và sự biết đủ (tri túc) v.v…
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
Người
có học rộng thì được gọi là “Thầy”, người có đức cao thì được coi là
“khuôn mẫu”. Từ “Thầy” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên được ý nghĩa ban
đầu để gọi những người có đức độ học vấn đáng để người học tập.
"Tìm
chân
lý" là đi tìm lẽ thật, lẽ thật đó có thể nói ở hai lĩnh vực: ngoài
thiên nhiên vũ trụ và ở ngay nơi con người chúng ta. Tìm lẽ thật ở ngoài
thiên
nhiên vũ trụ đó là công việc mà khoa học đã và đang làm. Tìm lẽ thật nơi
con
người mình thì ai là người đi tìm? Chính đức Phật là người đi tìm lẽ
thật đó.
Thông thường khi vào
chùa (ở đây không kể những người làm công quả cho vui) để cầu đạo, chúng
ta thường
thích học Thiền, tu Tịnh Ðộ hay Mật
Tông, v.v... tìm cầu pháp môn này, pháp môn kia để mong sao mau giác ngộ
giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải
thoát Ai chứ?
Chủ yếu đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau. Song lâu
đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ. Trước phải giác
ngộ nhiên hậu mới giải thoát, như nói "biết đúng mới làm đúng"
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất
quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi đâu về đâu? Tại sao sinh, rồi
tái
sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Ðó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm
của phần
lớn nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những
quan
niệm khác nhau về luân hồi.
Các tin đã đăng: