Kinh Ðại Bổn Di Ðà nói:
Một hôm Ðức Phật Thích Ca dung nhan khác lạ, ngài A Nan mới hỏi có nhân duyên
gì mà Ðức Thế Tôn hoan hỷ như vậy? Ðức Phật nói có pháp môn niệm Phật Di Ðà rất
thích hợp với chúng sanh, đặc biệt vào thời mạt pháp khi căn cơ chúng sanh bị
giới hạn đi nhiều và bất cứ ai cũng có thể trì niệm được. Ðây là nguyên do đầu
tiên.
Muốn cho có đèn
sáng, cần phải làm ra luồng điện mạnh, làm ra cái đèn tốt, cũng như muốn được
thân trong sạch, muốn được cảnh vui vẻ, cần phải hành động một cách chánh đáng,
đó là lẽ tất nhiên; chớ cái làm cho chúng ta sống đây không thể kêu bằng chi
được, gượng mà phải gọi là "TÂM"; một điều chắc chắn là không phải
cái hồn tự một mình biết thương, biết ghét, biết thấy, biết nghe đâu.
Pháp môn niệm Phật cầu vãng
sanh cõi tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo
rằng niệm Phật liễu được sanh tử. Người đời nay phát tâm niệm Phật vì muốn cắt
đứt dòng sanh tử. Chỉ cần xưng danh hiệu Phật là có thể cắt đứt dòng sanh
tử.
Sau khi Phật
niết bàn, những lời dạy của Ngài đã được các vị thánh đệ tử kết tập lại
thành ba tạng kinh điển, trong đó triển khai tám vạn bốn ngàn pháp môn
tu tập, khai mở cho chúng sanh con đường dứt trừ vọng tưởng, thê nhập
chân như. Một trong vô số pháp môn tu tập, với sự hành trì rất đơn giản
nhưng thành tựu nhiệm mầu, đó là pháp môn Tịnh độ.
Khi
niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ,
đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn
vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm
ngay ở đây và lúc này.
Thời đại mạt pháp, chúng sinh nghiệp chướng nặng nề, phước
báo mỏng manh. Người học đạo thì nhiều, song người được đạo lại rất
ít...
Mang
nghiệp vãng sinh là quan điểm của người tu pháp môn Tịnh độ, nhưng
không thấy có danh từ này trong các kinh điển về Tịnh độ. Vì vậy, cách
đây vài năm, có một cuộc bút chiến về chủ đề "Tiêu nghiệp vãng sinh và
mang nghiệp vãng sinh", của tu sĩ Du già Mật giáo và người tu Tịnh độ.
Nhưng, theo kinh "Quán vô lượng thọ" và kinh "Vô lượng thọ" thì người
phàm phu, tuy tạo nghiệp ác lớn, nếu niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hướng
về Phật A-di-đà phát lời nguyện lớn thì cũng được vãng sinh. Vì vậy mà
giới Tịnh độ ở Trung Quốc đề xướng thuyết "Mang nghiệp vãng sinh".
Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali)
có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với. Nam mô A Di Đà Phật
( 南 無 阿 彌 陀 佛 , chú ý chữ 無 phải đọc là mô chứ không phải vô) là Hán dịch từ tiếng Phạn Namah Amitabhàya buddhàya có nghĩa là quy y Đức Phật A Di Đà.
Một
mai hơi thở không hít vào thì mọi việc đều chẳng phải do ta có thể
khống chế! Có thể nào nhất định nhờ được người khác ‘trợ niệm’ chăng! Vì
thế lúc bình thường cần phải chuẩn bị trước mới tốt, nghĩa là có tín
tâm chân thật đối với bản nguyện danh hiệu Phật A-di-đà. Đây mới là việc
trọng yếu hơn hết trong một đời người!
Những tiến trình về
"Phương Pháp Trì Danh" và "Niệm Phật Thế Nào Để Bảo Đảm Vãng Sanh" rất
chặt chẻ, chi tiết, tỉ mỉ, rành rẽ, dễ hiểu, dễ hành, thêm những điều
cấm kỵ, chứng tỏ tác giả là một hành giả đầy đủ kinh nghiệm đã từng vượt
qua bao khó khăn, chướng duyên với ý chí vững bền mới đạt được kết quả
"Bất Niệm Tự Niệm" này.
Các tin đã đăng: