N ơi thiền viện tôi, cũng như ở nhiều thiền viện khác, có
treo một bức chân dung Bồ Ðề Ðạt Ma. Ðó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu
với nét bút thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc cằm của Bồ Ðề Ðạt Ma
biểu lộ một hùng khí thật ngang tàng. Bồ Ðề Ðạt Ma sống vào khoảng thế kỷ thứ
năm của Tây lịch
T hượng Tọa Thích Quang Lạc ấn
nút cho chiếc ghế bành Lazy boy giữ độ nghiêng vừa ý, đoạn ngã người lún sâu vô
lớp nệm mousse dầy cộm, thoải mái xem cuộn phim video Tây Du Ký. Bộ phim dàn
cảnh công phu, hình ảnh đẹp, diễn xuất vững vàng, tình tiết ly kỳ, đối thoại
hấp dẫn, nên thầy thật khoái chí. Tài tử đóng vai Tề Thiên khỉ khọt dễ thương
đang bày trò "khỉ" ban nước thánh trường sanh bất tử "khai
ngấy" cho bọn Hổ Lực đại tiên
C ậu bé tật nguyền mua con chó nhỏ bị tật chỉ với một lý do:
Nó cũng tật nguyền giống cậu và cả hai sẽ hiểu, chia sẻ cùng nhau. Một suy nghĩ
của trẻ con nhưng không phải người lớn nào cũng để ý tới.
N gười ta
thường đánh dấu thời gian bằng những cái mốc: năm, mười năm hay nói một cách
thi thơ: “Mười lăm năm thấm thoát có ra gì.” của Dương Khuê. Phan Khôi ba mươi
năm trong “Tình Già”. Thời gian đã làm con người thay đổi, một việc rất ư tình
cờ tôi đã gặp lại một người bạn sau ba mươi bảy năm xa cách. Thật tình tôi
không nhận ra anh, nếu người bạn của vợ tôi không giới thiệu tên anh.
T rưởng thành trong một gia đình sùng bái đạo Phật, nên khi lớn
lên tôi qui y làm Phật tử cũng không có gì là lạ. Cái đáng để ý hơn là cái quá
trình đưa đẩy đã đem đến tầm mức quan trọng của đạo trong tôi bây giờ. Mỗi
người có một cảnh ngộ khác nhau, đưa đẩy họ đến con đường Ðạo với nhiều duyên
cớ ly kỳ. Có người nói không có gì xảy ra trong cái thế giới Ta Bà này là do
may rủi.
Đ ời
tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng
Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã
không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên
và nương tựa vào tập thể. Không có tập thể tôi không sống được. Không có tập
thể, tôi sẽ cảm thấy trơ trọi và lạc lõng trong rừng đời.
Ư ớc mơ thâm thiết của các
bà mẹ Á Đông là mong được hủ hỉ với con cái suốt đời, dẫu rằng phải nai lưng
phục vụ chúng cho đến mức hơi tàn sức kiệt cũng vẫn hài lòng. Thế nhưng, ước mơ
“tầm thường” của thím Wong có vẻ đã bị đe dọa trầm trọng, kể từ khi hai cậu con
lớn chọn những trường nổi tiếng thuộc miền Đông Bắc Mỹ xa xôi để tiếp tục bậc
đại học rồi biền biệt không về nhà...
M ỗi buổi sáng rằm và mùng
một, tôi đều đem hoa lên chùa cúng Phật. Hoa Lam, đứa cháu gái bé nhỏ của tôi, những
lần được nghỉ học ở nhà đều nằng nặc đòi đi theo. Tôi tật nguyền, phải ngồi xe lăn
từ nhỏ, không thể coi ngó nó, nên tôi thường từ chối. “Thôi, cháu ở nhà chơi với
ngoại đi. Ngoại nằm một mình buồn lắm!”. “Nhưng cô ơi, ngoại bảo cháu lên chùa nhìn
ông Phật lớn, coi thử ổng đã đứng dậy chưa?”. Tôi đưa mắt nhìn mẹ như cầu cứu. Mẹ
tôi khẽ gật đầu: “Cho nó lên chùa cho quen đi con. Mẹ nằm ở nhà yên tĩnh niệm Phật
cũng được mà, không buồn đâu!”.
C húng
tôi đồng ý với nhau cho một ngày picnic nơi bải biển, góc cuối tây nam của tiểu
bang Washington, giáp ranh với bang Oregon, và củng là nơi con sông lớn Columbia đổ ra biển. Thú thật với các bạn,
tôi không thực sự biết được lý do của chuyến “đi”, lý do của điểm “đến”, kiên
nhẩn là một tính tốt, phải không các bạn?
Trong nhiều kinh điển, Đức Phật dạy về đạo hiếu hạnh của người con đối
với bậc sinh thành, đó là Cha sinh, Mẹ dưỡng. Những lời dạy quí báu đó là khuôn
vàng thước ngọc, nếu chúng ta, thuộc nhiều thế hệ khác nhau, biết đem áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày thì ích lợi cho mình và cho người biết bao nhiêu.
Các tin đã đăng: