M ùa thu
năm Kỷ Mẹo (1999), theo chân phái đoàn hành hương tứ đại danh sơn Trung Quốc
chùa Khánh Anh, tôi có dịp ghé Hàng Châu và Tô Châu, hai địa danh nổi tiếng
thanh lịch tao nhã, đã từng được văn nhân thi sĩ ca ngợi là một chốn thiên đàng
hạ giới. Tại Hàng Châu chúng tôi được chiêm bái chùa Tịnh Từ và chùa Linh Ẩn.
S au ba
tháng nghĩ hè, hôm nay là ngày đầu tiên của niên học mới, sân trường nữ trung
học Lê Quý Ðôn vang lên tiếng nói cười thật vui của các nữ sinh, gương mặt nào
cũng lộ nét rạng rở nhưng hồn nhiên trong những chiếc áo dài mới màu trắng đồng
phục. Họ đứng với nhau từng nhóm, chỗ này vài người, chỗ kia năm ba người họ
tụm lại với nhau cũng chỉ để kể lại những vui buồn trong ba tháng nghĩ Hè vừa
qua. Riêng đám nữ sinh mới nhập học trường này lần đầu, vì còn lạ cảnh lạ người
nên họ tụ lại với nhau ở một góc sân...
Sau
này có khi tôi nghĩ lại, lúc đó chúng tôi đều ở cái tuổi mười bốn, mười lăm mà
sao Đạt đã mang vẻ... “một ông cụ non” vậy? Ít khi nào tôi thấy Đạt ra khỏi nhà
để gọi là... đi chơi... mà bạn bè của Đạt thì chả mấy khi tôi thấy có ai đến
với Đạt...
C hị xếp trên bàn ba bức ảnh: một hoa khôi thời thiếu nữ,
một bà mẹ rạng rỡ trong ngày cưới con trai - đứa con út của bầy con chín đứa,
và bức ảnh chị nhận được sau ngày mẹ xuống tóc qui y
C âu thơ trên
của Bùi Giáng nhẹ nhàng thanh thoát, như áng mây chiều lãng đãng, tựa như thân
phận con người mỗi chúng ta, không biết từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Chúng
ta, dù đẹp đẽ hay xấu xa, giầu sang hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại cũng chỉ
như là một khách lữ hành ở trọ trần gian, mai này rồi ai nấy cũng sẽ phải từ
giã quán trọ ra đi một mình. Sự ra đi này không miễn trừ một ai, nó đến với tất
cả mọi người, đến lúc tuổi còn thơ, đến lúc tuổi thanh xuân hay đến lúc tuổi
già.
Khoảng thời gian năm tôi lên
tám, lên chín tuổi, lâu lâu vào ngày Chủ Nhật, bố mẹ tôi vẫn hay dắt chị em
chúng tôi tới một tiệm sách chuyên bán sách báo của Pháp nằm xế bên hông Vương
Cung Thánh Đường Sàigòn. Cái không khí tĩnh lặng, tinh khôi, trong vắt như một
ly nước suối trong tiệm sách đó đã luôn luôn là cảm giác rất quyến rũ cho một
đứa bé sớm thích mơ mộng như tôi.
Thím Bảy tuy cũng tuổi Tuất,
nhưng có lẽ, nhờ được "đẻ bọc điều" nên sung sướng từ tấm bé. Thím là
con út, mặc sức được ông bà già cưng, nên có bao giờ thím phải xông vào bếp bận
rộn nấu nướng đâu mà lấm lem lọ nghẹ. Lập gia đình, thím lại được chồng cưng,
nên lại càng "bạch tuột" chuyện nhà cửạ Mấy bà chị của thím thường
trêu ghẹo: "Mầy là thứ chó lông xù, lẩn quẩn phòng khách làm kiểng, chớ
biết cơm nước gì". Thím ngẫm nghĩ mình cũng dở tệ thiệt tình, thành thử
không thèm phản đối lời chê bai thậm tệ đó.
Chùa xây theo lối
kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại, có sân trồng hoa kiểng, có Đông lang Tây
lang làm nhà chúng và có cả tầng hầm làm nhà kho nhà bếp và nơi để xe của quý cô. Chùa khánh
thành xong, mở nhiều khóa tu nên Phật tử lui tới đông đúc. Buổi
sáng khi công việc bếp núc thu dọn xong là quý cô
rút hết lên lầu . Lúc này khu tầng hầm là nơi vắng vẻ yên tịnh hơn cả .
B uổi sáng mặt biển êm như mặt hồ, sóng nhẹ nhàng đưa nhau
vào bãi rồi tan nhanh không lưu luyến. Biển mơ hồ lời nói, sóng tan về đâu? Bãi
cát phẳng mịn như một ngày sớm chưa kịp vọng tưởng. Những con còng in dấu rón
rén lao xao chạy đi chạy lại, chui vào hang ổ rồi lại chạy ra, không thể chụp
bắt vì chúng lẫn nhanh như gió. Không vào hang còng sao bắt được còng. Ði vào
ngõ ngách của tâm, khám phá hang ổ và cười với những chú còng gió vọng tưởng.
Tâm mình mà nhiều hang ổ thì nó sẽ lủng thủng chỗ nầy chỗ nọ, không mịn màng
như mới nhìn thoáng qua.
Sáng sớm tôi thích lang thang
ngoài đồng cỏ. Có nhiều giống chim lạ và tiếng hót của chúng đã đưa tôi ra tới tận
bìa rừng. Trời mù sương lạnh buốt. Bỗng tôi giật thót người, mồ hôi trán nhỏ
giọt. Có bóng ai chập chờn bên khu đồng mả. Một thoáng tôi kịp nhận ra con bé. Quái
lạ. Không hiểu nó làm gì ở đây vào giờ này.
Các tin đã đăng: