Trang Đời Là Một Trang Kinh

Trang Đời Là Một Trang Kinh
Tôi vẫn im lặng ngồi đó nghe tiếng chiều ngân dài bên trang kinh vừa khép. Mưa thật rồi. Mưa như trút xuống ký ức tôi cái chiều lang thang ở Huế. Đói, khát và mưa thầm thì đã làm cho nước sông Hương thêm ngấn lệ và câu chuyện lão hành khất, lại hiện về như một trang kinh còn sủng mực…

Như Cuộc Hành Hương

Như Cuộc Hành Hương
Lên đường là bỏ hai chân xuống tháng ngày, dấn bước lên những vùng chon von tuế nguyệt. Bỏ được hai chân vào tháng ngày là bước qua con đường gai góc, dẫm trên cỏ cây héo úa, và tất cả sẽ trở biếc bật hương theo từng vết chân vô ảnh. Đi, cứ đi âm thầm đơn độc, lắng nhìn, lắng nghe, ứng cảm. Nếu mãi phô trương náo nhiệt ắt không thể và không ngôn ngữ nào đủ sức dẫn truyền.

Tâm Tĩnh Lặng

Tâm Tĩnh Lặng
T rong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt động một cách tẻ nhạt, chán chường.

Hư Thực Cõi Tâm Linh

Hư Thực Cõi Tâm Linh
T ôi thường đến thăm cha tôi vào lúc chiều tà và lần nào cũng đi quanh ghé chào hàng xóm của ông. Thế giới người chết thật thanh bình, chẳng có cảnh đua giành tranh cãi, tất cả ở bên nhau êm ả dù lrước kia có thể khác nhau về thân phận hoặc quan niệm sống. Hơn nữa, họ còn gợi được tình nhân ái giữa những người sống, vì nhiều khi đến đây tôi thấy đã có nhang thắp đỏ cắm trên mộ cha tôi cùng những nhà mồ bên cạnh.

Chiếc Áo

Chiếc Áo
Này các bạn tu, cái thấy về Phật pháp của tôi, tôi đã tiếp nhận được từ các hòa thượng Ma Cốc, Đan Hà, Đạo Nhất, Lô Sơn và Thạch Củng. Sự trao truyền của truyền thống này đã phổ biến trên thiên hạ, nhưng vì chưa tin nhận được nên nhiều người còn nhạo báng. Như ý chỉ của Tổ Đạo Nhất, thuần nhất và không tạp loạn như thế, mà cả ba trăm năm mươi người tới học cũng không nắm bắt được.

Báo hiếu đâu chỉ một ngày...

Báo hiếu đâu chỉ một ngày...
Hiếu nghĩa là đạo của con người, dù là dân tộc nào, chỉ khác nhau ở mức độ và cách biểu hiện mà thôi. Với người Việt, chữ Hiếu thể hiện trong nhiều sắc thái khác nhau. Ghi nhớ công ơn các bậc sinh thành, người Việt đã hình thành tục thờ cúng tổ tiên từ lâu đời. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, chữ Hiếu còn được khắc sâu hơn bởi quan niệm Nho giáo. Chữ Hiếu là chuyện xuyên suốt từng ngày, từng tháng trong cả cuộc đời con người. Dân ta vẫn bảo: "Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

"Đừng quên bổn phận làm con"

Hãy kết lấy một bó hoa rực rỡ nhất để kính dâng lên mẹ. Mỗi ngày, hãy ngồi xuống trong một khoảng khắc lắng đọng nhất để nhớ đến mẹ. Chẳng có cha mẹ nào sống mãi với con, cho nên, ngày nào còn mẹ cha bên cạnh, chúng ta hãy tự nhủ "Đừng quên bổn phận làm con".

Bông hồng nhớ mẹ

Bông hồng nhớ mẹ
Con được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ được 8 năm. Bỗng một sáng ấy, mẹ ra đi mà con nào biết. Con chờ mãi mà chẳng thấy mẹ về và từ đó, trong con là cả một sự trống vắng, hụt hẫng to lớn.

Vu Lan về, nhớ mẹ

Vu Lan về, nhớ mẹ
Sau ngần ấy tháng ngày quay quần với cuộc sống, với tình yêu và bè bạn, con đã quên mất đi nhiều thứ lắm Mẹ ạ! Giữa căn phòng trống vắng đêm nay, con cũng chợt nhận nhiều điều, con thấy trái với suy nghĩ, dự tính cho những buổi ăn chơi hò hẹn hằng ngày của con trẻ nơi đất Sài thành này, là những trăn trở, nhọc nhằn mà Cha Mẹ đang ngày đêm cố giải từ bài toán của cuộc đời anh em chúng con … Con đã hiểu ra điều gì đó!

Bao La Tình Mẹ

Bao La Tình Mẹ
C ó lẽ không ai lại không biết và cũng đã từng hơn một lần ngâm nga ca khúc Lòng Mẹ nổi tiếng của cố nhạc sĩ Y Vân: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào..." . Dù khi viết ca khúc này ông còn là một thanh niên, nhưng ông đã cảm nhận sâu sắc với cả giai điệu và ca từ đều nhẹ nhàng, lắng đọng, đủ sức rung động lòng người.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 20 21 22 23 24 25