Bằng thiền quán, một khi thấu đạt được tính cách
duyên sanh này, mọi sự vật đều được nhìn thấy như là giả
danh, giả hợp. Củng bằng cái nhìn trực quan ấy, các nhà
Nam tông nói : " Các pháp vô ngã", còn trong ngôn ngữ
các nhà Ðại thừa, thì:ỂCác pháp đều vô tự tánh.
Duyên
khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh,
liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật
ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy
đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết
định.
Sự
tồn tại và phát triển của Phật giáo có nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân rất quan trọng là nội dung triết học sâu sắc trong các
nguyên lí của nó. Bài viết này của chúng tôi đề cập tới một số nguyên lí
trong triết học Phật giáo.
Tất
cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà
chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu tâm nặng nề, hạn hẹp, ô nhiễm thì cuộc đời
của chúng ta hẳn ở những cấp độ thấp, nhiều khổ đau; tâm nhẹ nhàng, rộng lớn,
trong sáng thì cuộc đời của chúng ta ở những cấp độ cao, nhiều hạnh phúc. Thế
nên chúng ta phải hiểu biết, kinh nghiệm tâm ở những chiều cao rộng nhất của
nó. Đó chính là mục đích thật sự của đời người.
Ở bậc giác ngộ, các tiếp xúc chỉ còn là các kinh
nghiệm đơn thuần, không có mặt của các phản ứng tình cảm và cũng không
có sự chấp thủ từ các phản ứng này gây ra, nhờ vào sự chánh niệm và sự
tuệ tri sự vật như chính bản chất của chúng là . . . Tham ái bị phá vỡ.
Chấp thủ không còn chân đứng. Sanh tử đành phải vẫy tay chào từ biệt một
cách vĩnh viễn, không nuối tiếc!
Niết-bàn, vấn đề hiện hữu hay không hiện hữu, có
(bhàva) hay không (abhàva), một đề tài làm nảy sanh ra mọi sự tranh
luận, càng ngày càng gay gắt giữa Hữu bộ hay còn gọi là Nhứt thiết hữu
bộ (Sarvàsti-vàdin) và Kinh bộ còn gọi là Kinh lượng bộ (Sùtra-vàdin),
giữa các nhà Tiểu thừa và Đại thừa Không tông (Sùnyatà-vadin)
Ở Việt Nam Phật giáo đã đồng hành cùng lịch sử lâu dài của
dân tộc và trở thành một thành tố không thể thiếu trong văn hóa, tư duy,
lối sống của người Việt. Phật giáo đã từng có những thành tựu rực rỡ
gắn liền với những đỉnh cao hào hùng của dân tộc.
B ất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng.
Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối,
nhị nguyên. Thế giới đó bị hạn chế về không gian, thời gian và số lượng.
Con người sống trong thế giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen
sai lầm về nhận thức, tưởng rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó
là khách quan nằm ngoài ý thức.
Trong Ðại Thừa Thuyết Luận, quan niệm khai mở tư tưởng Phật bằng ngôn
ngữ lan rộng phát triển theo thời gian hợp với nền tư duy mới mà không
xa rời đệ nhất nghĩa lời kinh Phật dạy từ nguyên thủy, lại còn rõ nghĩa
và lý luận đào sâu tư tưởng hơn.
Năm uẩn nếu ta nói với một từ khác thì Sắc là thể chất, Thọ là cảm tình,
cảm giác, Tưởng là tri giác là so sánh, Hành là chọn lựa, quyết định,
Thức là nhận thức. Hoặc nói cách khác, sắc là thể xác, thọ là tình cảm,
tưởng là lý trí, hành là ý chí, thức là nhận thức.
Các tin đã đăng: