Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng
là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên. Thế giới đó bị
hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế
giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, tưởng
rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó là khách quan nằm ngoài ý
thức.
Sau năm năm học đạo cùng các vị tiên nhân và sáu năm khổ hạnh, Sa-môn Cồ-Đàm vẫn chưa tìm ra phương pháp thoát ly sinh tử. Ngài biết đạo không thể cầu bên ngoài, nên quyết định tự mình phăng tìm tận nguồn tâm của chính bản thân. Bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cây Tất-bát-la là thời gian Ngài quay về cội nguồn, soi sáng tận những ngõ ngách sâu kín của tự tâm. Và khi mọi vọng niệm bặt dứt, mọi lậu hoặc vi tế bị đoạn trừ, Ngài hoát nhiên đại ngộ vào đêm cuối cùng, khi sao Mai vừa mọc.
Lời giới thiệu của người dịch : Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề là « Phật Giáo nhập môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008) tác giả Fabrice Midal nêu lên một số các vấn đề căn bản nhằm giúp chúng ta có một cái nhìn bao quát về Phật Giáo. Tuy các chủ đề trong tập sách này đều mang tính cách đại cương thế nhưng kiến thức của ông về Phật Pháp thì lại thật vô cùng sâu sắc và các đường nét chính yếu trong giáo lý nhà Phật đã được ông trình bày với một chiều sâu và dưới các khía cạnh uyên bác thật bất ngờ.
Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm:
Quy tắc đạo đức Phật giáo được thể hiện trong giới luật, quy
định nguyên tắc ứng xử của các tín đồ, các cư sĩ và thế tục (giới luật
cho hàng xuất gia gồm 250 giới cho nam – (tăng) và 348 giới cho nữ -
(ni) về cuộc sống tăng đoàn).
Giải quyết dòng tương tục chính là giải quyết cái lực mà Phật Tổ gọi
là lực nghiệp, là lực khiến chúng sinh trôi lăn trong ba cõi sáu đường.
Học Duy Thức Học để vận dụng thực hành là tôn chỉ hàng đầu
cuả người tu Phật. Trên cơ sở những yếu lý trong Duy Thức Học, quán
chiếu sự vận hành, những quy luật biến hóa của Thức, giản trạch và
chuyên nhất vào sự thực hành, gạn đục khơi trong; nếu không sẽ quay
cuồng trong sự tạo tác( sanh y) và sự giải thoát sẽ khó có được trong
tầm tay.
Phong Bụi lao vào cuộc đâm chém đến mức điên cuồng. Vì ái dục, người ta
chạy trốn khỏi bạo lực, và cũng vì ái dục, người ta mắc lại trong vòng
bạo lực. Cũng có một thông điệp mang tính triết lý ở đây. Khi người ta
tìm đến Bồ Tát Quan Thế Âm thì đã quá muộn. Có lẽ hàng triệu người đã
xem bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn”, mong rằng bài phê bình này đến được với
khán giả của phim, để người đọc người xem, người nghe “Bụi đời Chợ Lớn”,
cũng như “Xa lạ không đèn”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Điệu ru
trước mắt”, “Luật hè phố”, “Con suối ở miền Đông”… không xem đó chỉ là
những tác phẩm kích thích bạo lực, mà thấy ở đó triết lý nhân văn của
tác phẩm, một thứ triết lý bắt nguồn từ tư tưởng Phật giáo “Đời là bể
khổ”
Long Thọ (Nagarjuna) sinh ra vào khoảng thế kỷ II – III TL tại Ấn Độ, khi
xã hội có những biến động về kinh tế, chính trị, tư tưởng...Ngài đã sáng tác Trung
quán Luận là một bộ luận quan
trọng nhất, với triết lý Tính Không, với biện chứng pháp phủ định độc nhất vô
nhị. Nguồn gốc tư tưởng Đại thừa Phật giáo đã có từ thời
Đức Phật còn tại thế. Tư tưởng Đại thừa ban đầu bắt nguồn từ phía Nam Ấn Độ, nơi
căn cứ của Đại Chúng Bộ. Cũng ở đây đã nảy nở ra tư tưởng “Bát Nhã”, cội nguồn
của tư tưởng “Không”.
Nietzsche thấy có một sự tương đồng giữa thời đại của ông và thời đại của Đức Phật. Theo Nietzsche Đức Phật cũng thấy hoàng hôn của những thần tượng như ông ta thấy Thượng Đế đã chết. Nhưng thay vì tìm một con đường mới vén mở những tiềm năng của con người để đối phó lại với hư vô, Đúc Phật tạo ra một tôn giáo giúp con người ‘thích ứng’ với hư vô một cách ‘an lạc’!
Các tin đã đăng: