Quan điểm của triết học Ấn Độ, các thần linh là không thể
tách rời trong nhận thức mọi người, cho dù đã mấy ngàn năm qua cho đến
hiện này và mãi đến ngàn sau thì Phạm Thiên thư cũng không thay đổi. Và
con người phải chấp nhận Đấng Phạm Thiên (Brahma), để Atman hoà nhập với
Bản thể tuyệt đối thì mới không còn luân hồi trong vòng sinh tử. Đó mới
là trạng thái vĩnh hằng ai cũng phải nghĩ đến.
Nói đến Ấn Độ là nói đến một nền văn hóa với nhiều truyền
thống tôn giáo. Nơi đây có nhiều triết thuyết ra đời với nhiều tư tưởng
khác nhau. Nhưng tất cả các học thuyết sau này đều dựa vào tư tưởng
triết học Upanishad; vì từ rất sớm, nó đã chiếm một vị thế cực kỳ trọng
yếu trong mọi khái niệm và xã hội của con người cổ đại và cho đến hiện
nay.
Abhidhamma dùng ý nghĩa ngôn ngữ chân đế để diễn tả giáo
lý Đức Phật, nên không giống như Kinh Luật A Tỳ Đàm. Abhidhamma, Vi Diệu
Pháp, là giáo lý cao siêu, vi diệu, thù thắng, của Ðức Phật dạy. Đây là
phần tinh hoa của giáo pháp mà Phật đã ban truyền.
Trong khoảng 1000 năm tồn
tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự
phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước
chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài
khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
Trong triết học Phật giáo, giữa bản thể và nhận thức có quan hệ
không tách rời. Biểu hiện của quan hệ ấy ở chỗ tính “không” của bản
thể, cũng như tính vô thường, nhân quả của thế giới hiện tượng chỉ được
nhận thức thông qua mối quan hệ với “ tâm ”. Quan hệ này cũng
giống như quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng.
Thế
giới là một sự trình hiện, một dạng xuất hiện dưới mắt của một chủ thể.
Như ta đã biết, cái "khách quan" đó phải cần một chủ thể nhận thức mới
có. Vấn đề còn phức tạp và nan giải hơn khi ta nhớ rằng cái khách quan
lẫn cái chủ quan là không có tự tính.
Trên các tượng Phật và
tòa tháp PG thường khắc “Pháp thân kệ”, với nội dung: “Nhược pháp nhân
duyên sinh, pháp dịch nhân duyên diệt; thị sinh diệt nhân duyên, Phật
đại sa môn thuyết.”
Trước những luận đề triết học lớn nhất của con người như vũ trụ này do
đâu mà có, thế giới hiện tượng này do những gì cấu tạo nên, quy luật vận
động của nó là gì..., đạo Phật cho ta một số lý giải đáng chú ý. Thế
nhưng, Đức Phật cũng như các vị thánh nhân Phật giáo xưa nay chưa bao
giờ khuyên ta dùng đầu óc của tri thức và lý luận để đi tìm thực tính
của thế giới.
Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề. Từ
đấy, Thế Tôn được Trời, Người tôn xưng với mười hiệu Như Lai. Không có
một sử liệu nào, cũng không có một bản Kinh nào nói khác đi về nội dung
chứng ngộ đó của Thế Tôn.
Không phải là tình cờ mà mọi thời khóa
nhật tụng đều có bài Bát Nhã Tâm kinh. Sự nhắc nhở thường xuyên về Tánh
Không đó, là sự nhắc nhở giải thoát. Bởi vì Tánh Không chính là giải
thoát.
Các tin đã đăng: