Có thể
nói Phật giáo là tôn giáo thuyết giảng về hòa bình nhiều nhất, đến nỗi
được mệnh danh là tôn giáo của hòa bình. Ðức Phật là tấm gương tuyệt hảo
của hòa bình, Ngài thường được ca ngợi là người khơi gợi, ban phát hòa
bình (friedenstifter) hay sứ giả của hòa bình.
Tâm
phân học là ngành tâm lý học chiều sâu do Sigmund
Freud (1856-1939) sáng lập, mặc dù trước ông đã có những nhà tâm lý học
đi theo hướng này, ví dụ như Mesmer (1734-1815) đã sử dụng thôi miên để
chữa bệnh tâm lý, trường phái Nancy (cuối thế kỷ XIX) sử dụng thôi miên
để chữa bệnh tâm thần, hay Von Hartman viết một cuốn sách được tái bản
đến lần thứ 11 khi ông còn sống là cuốn Triết học về Vô thức (1869).
Một lý thuyết được coi là chân lý, nếu nó nhất
quán một cách lô-gích, tuy rằng nhất quán lô-gích một mình vẫn không đủ.
Tức là chân lý bao giờ cũng lô-gích, nhưng nếu như chỉ nhất quán
lô-gích không thôi thì vẫn không phải là chân lý.
Giáo lý vô ngã của Phật giáo nguyên thủy đã làm nảy sinh
hai cách lý giải chính trong giới học giả hiện nay. Theo quan điểm của
khuynh
hướng chính, vô ngã (anattà) có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại về một cái
ngã bất
biến, cả trong cấp độ vi mô lẫn vĩ mô. Tuy nhiên, các nhà học giả với
định hướng
thuộc truyền thống Vệ-đà cũng như những người tin tưởng triết lý thường
hằng lại
nghĩ khác.
Trung-quán-luận hay Trung-quán Ngâm khúc
(Madhyamaka-káriká) là một
tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo lý của đức Phật. Tập thơ viết vào
khoảng thế
kỷ II sau KT, đã được Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập) dịch Hán văn và gần
đây được
T.tọa Thích Viên Lý dịch sang Việt văn. Huyền Trang đời Đường gọi
Nàgàrjuna là Bồ-tát
Long-thọ. Trung-quán-luận là triết lý mở đầu Phật giáo Đại thừa, tức là
Bồ-tát
thừa.
Từ khi đức Phật tuyên bố: “Sarvam Sùnyam” (Mọi vật đều không), từ
sự gợi ý của ba pháp ấn: “Vô thường-Khổ-Vô ngã” và sau đó các pháp được
quan niệm
như là “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã,” thì vấn đề Niết-bàn
(Nirvàịa),
sau khi đức Thế tôn diệt độ đã được các bộ phái nêu ra đặt vấn đề trở
lại theo
quan niện hiểu biết của họ về Niết-bàn
Nội dung bộ luận chủ yếu bàn về tâm
pháp Phật Giáo (theo quan điểm bộ phái) và các cấp độ tu chứng của một
người
trước khi thành Phật. Từ đó bộ luận triển khai các nét giáo lý riêng tư
của
phái Du Già như về A Lại Da Thức (Alayavijnana), ba Tự Tánh
(Trisvabhava), ba
Vô Tự Tánh (Trinisvabhava), các Chủng Tử (Bìja), Huân tập (Vàsana), Nhị
chứơng
(Avarana) và Duy Thức (Vijnanamatra).
Giáo lý vô ngã của Phật
giáo nguyên
thủy đã làm nảy sinh hai cách lý giải chính trong giới học giả hiện nay.
Theo
quan điểm của khuynh hướng chính, vô ngã (anattà) có nghĩa là phủ nhận
sự tồn
tại về một cái ngã bất biến, cả trong cấp độ vi mô lẫn vĩ mô. Tuy nhiên,
các
nhà học giả với định hướng thuộc truyền thống Vệ-đà cũng như những người
tin
tưởng triết lý thường hằng lại nghĩ khác.
Yêu chân lý có nghĩa
là chịu đựng được hư không, và do đó, chấp nhận cả cái chết. Chân lý
luôn nằm cận kề bên cái chết. (Aimer la vérité signifie supporter le
vide, et par la suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort
- Simone Weil)
Giáo pháp ( dharma ) của
Phật là một tổng thể hữu cơ.
Mọi thành phần đều gắn liền với nhau và mỗi yếu tố chỉ có thể được hiểu
trong
điều kiện của tổng thể ấy. Chúng ta hãy bắt đầu bằng tuệ giác.
Các tin đã đăng: