Việc nghiên cứu triết học Phật giáo trên cơ sở những văn bản hệ thống
được giữ lại trong các bản dịch Trung quốc đã chiếu luồng sáng mới vào
những vấn đề thế giới quan Phật giáo được biết ở Âu châu, đồng thời đặt
ra một loạt những vấn đề mới mà cho đến nay vẫn còn chưa được đưa ra
trong các công trình về Phật giáo.
Nếu nói trên phương diện tư duy triết học truyền thống đã có được
nhiều điều bổ ích từ Phật giáo, từ đó khiến cho trình độ tư biện của tự
thân nó có một bước tiến bộ rất lớn, thế thì, để "hồi đáp" lại, trên mặt
nội dung tư tưởng của triết học truyền thống Trung Quốc cũng đã cho
Phật giáo một sự ảnh hưởng rất lớn.
"Phật giáo và triết học truyền thống Trung Quốc" là một đề mục lớn,
bài viết này không có ý thảo luận toàn diện các vấn đề tương quan giữa
Phật giáo và triết học truyền thống Trung Quốc mà chỉ chọn ra một vài
vấn đề mang tính cơ bản nhất để tiến hành thảo luận sâu hơn, đồng thời
mong được sự chỉ giáo của các bậc cao minh.
Trên các tượng Phật và tòa
tháp PG
thường khắc “Pháp thân kệ”, với nội dung: “Nhược pháp nhân duyên sinh,
pháp
dịch nhân duyên diệt; thị sinh diệt nhân duyên, Phật đại sa môn thuyết.”
Ở đây
“Phật đại sa môn” là tôn xưng của Phật Đà. Câu nói trên tuyên truyền ý:
vạn
pháp vũ trụ đều dựa theo nhân duyên mà sinh diệt, kể cả ngoại cảnh mặt
vật chất
và tâm thức mặt tinh thần...
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học – kỹ thuật tiến
như vũ bão, khi cách mạng công nghệ luôn được nói đến thì chúng ta cũng
phải nhận thức được là cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ, con
người không được quên sự tiến bộ của nhân văn. Và, ở bất kỳ thời đại
nào, giáo dục con người cũng là một hoạt động đặc trưng nổi bật, đóng
vai trò quan trọng cho sự phát triển xã hội, sự tiến bộ nhân văn.
Chúng
ta đang sống
trong một thời đại mà sự bùng nổ thông tin như muốn nhận chìm chúng ta
vào trong dòng lũ cuốn. Thông tin chồng chất thông tin, những ấn phẩm
thi nhau ra đời, dữ liệu không ngừng được cập nhật từng phút, từng giây
trên mạng.
Bốn bộ phái đầu liệt kê trên đây có tên chung là Andhakas, đều là những bộ
phái nhánh của Đại chúng bộ hoạt động trong địa bàn vùng núi Andha phía Nam Ấn.
Không có tư liệu gì về bộ phái Vajitiya. Bộ phái Uttarapathakas hưng thịnh ở
các vùng Bắc và Tây Bắc Ấn, bao gồm cả Apganistang.
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung
Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác. Luận Đại Trí Độ 12 nêu
ra 3 loại Không là Phân phá không, Quán không và Thập bát không. "Phân phá
không" tức là Tích pháp không (Không, do phân tích) mà tông Thiên
Thai đã nói.
Khi đức Thế Tôn còn tại tiền, giáo lý của Ngài hết sức thực tế, dạy cho mỗi
một giống dân Ngài bảo phải nói tiếng nói của giống dân ấy. Có người xin ghi
chép lời giảng của Ngài bằng chữ Phạn, Ngài từ chối không phải vì chữ ấy diễn
tả hoa mỹ, khúc chiết, nhưng có lẽ Ngài muốn giữ cho nó được phổ biến rộng rải
trong quảng đại quần chúng.
Bồ
tát Long Thọ viết rất nhiều sách, nhưng bộ sách căn bản chuyên về tánh Không là
bộ Trung quán luận (Mùlamadhyamakakàrikà; Học thuyết Trung đạo). Còn có hai bộ
luận khác bàn về tánh Không hiện lưu hành ở Tây tạng là Lục thập tụng Như lý
luận (Yuktisasthikà-kàrikà) và Thất thập tụng Không tính luận
(Sunyatàsaptatikàrikà).
Các tin đã đăng: