Giới luật Phật giáo và đạo đức xã hội tuy có
mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong
một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gian và xuất
thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con
người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu
hiện ở một tần số đặc biệt nào đó.”
Định
mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng
nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu
ngược lại ta thụ động đổ thừa cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ
xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì ta không tận dụng khả năng thay
đổi cuộc sống của ta.
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói
cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của
chính mình. Sau khi tìm ra rồi, triệt để đem nó thay đổi lại, đây gọi tu hành.
Mục tiêu trao đổi Phật pháp của người con Phật là nhằm để phát triển
trí tuệ. Muốn phát triển trí tuệ thì đầu tiên phải tin vào nhân quả. Nhưng tin
vào nhân quả, chỉ mới là bắt đầu. Giờ cần hiểu về nó để có thể ứng dụng vào
từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống của mình.
Kinh tế là sự kết nối mạng mạch dân sinh, trước đây hành giả Phật giáo
Nguyên thủy mặc dù không coi trọng kinh tế, xem nhẹ của cải, chỉ chú trọng đến
tịnh tu, tìm cầu cuộc sống đạm bạc, giản dị, đề xướng tư tưởng thanh bần, cho
rằng giản dị mới là tu hành, đạm bạc mới là hữu đạo; nhưng mà, nhìn từ góc độ
kinh điển Phật giáo Đại thừa
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm
nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả
chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người
cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh
lận đận éo l
Đức Phật nói: Chúng sinh bị trầm luân trong bể khổ luân hồi.
Bể khổ đó không phải là bể nước mặn. Nếu bể khổ là nước mặn thì chỉ cần
lên núi ở tức khỏi bị khổ, khỏi bị trầm luân.
Hiện nay, không ít nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về Phật giáo
thường đưa ra kết luận, Phật giáo là duy tâm. Dẫn chứng là, trong kinh Hoa
Nghiêm, Phật thuyết nhất thiết duy tâm tạo hay tam giới duy tâm,
vạn pháp duy thức . Theo họ, đạo Phật cho rằng tất cả đều từ tâm mà ra, toàn
thể thế giới quanh ta là do tâm tạo nên, không có một thế giới thực, một thế
giới độc lập tồn tại khách quan với con người. Vậy là, thế giới con người đang
sống với nó là không thực có, đó chỉ sản phẩm của tâm tạo tác mà thành, sự tồn
tại và biến hiện của nó phụ thuộc hoàn toàn vào tâm.
Dầu là ai đọc sách Phật, đều rạng rỡ niềm vui khi thấy Phật đề cao cái
Tâm chủ tể, đề cao phẩm giá tâm linh CON NGƯỜI. Điều này thể hiện rất rõ
qua Phẩm Song Yếu, phẩm mở đầu Kinh Pháp Cú: “Trong các pháp, tâm dẫn
đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác”. Chỉ trong một câu, “Tâm” xuất hiện ba
lần với chức năng và phẩm cách khác nhau.
Các tin đã đăng: