Không
bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại
Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường
Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn
bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã
đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
Những giáo pháp căn bản khác nhau của Ngài đưa ra, chính là sự
đối chiếu giữa cái có và cái không của vạn vật, bằng cái nhìn thường
nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, để
nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của con người.
"Đạo Phật là đạo của tâm. Chỉ có tâm mà thôi. Ai thực hành và phòng hộ tâm là người đó đang thực hành Phật giáo". ( Thiền sư Ajahn Chah). "Tham
lam biếng nhác, tự ái kiêu căng, ngu si hờn giận, ganh ghét đố kị, chấp
thủ thị phi... là những tường thành kiên cố cản trở chúng ta phát vô thượng tâm , ngăn cản chúng ta thâm nhập kinh tạng , xúi giục chúng ta phản bội đại chúng.
Ðức
Phật nói không nên định nghĩa về Niết Bàn. Niết Bàn là để chứng, chứ
không phải để hiểu, định nghĩa thế nào đi nữa cũng không đúng và sẽ đem
lại sự hiểu lầm. Tuy nhiên như thế, nhưng rõ ràng tối thiểu Niết Bàn vẫn
có 1 định nghĩa, đó là "diệt".
Khi làm các Phật sự, chúng ta
thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được
vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm. Chúng ta hãy dành
thời gian để tìm hiểu một vấn đề khá quan trọng, đó là: "Công Ðức và
Phúc Ðức khác nhau thế nào?"
Mahamangala
Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ Kinh I, Thiền sư Thích Nhất Hạnh
dịch là kinh Phúc Đức, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là kinh Ðiềm
Lành Lớn (kinh Ðại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phúc đức rất nhiệm mầu,
hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng
trong đời sống hàng ngày.
Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về
tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ
xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp
Phật dạy”...
Ý
thức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở
phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình
thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháu
thuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.
Chúng ta đều biết một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày bắt đầu từ ngày
ba mươi mốt tháng mười hai năm nay tới ngày Mùng một tháng giêng năm
sau. Trong những ngày chuyển tiếp ấy, có hai ngày chuyển tiếp đáng nhớ,
đó là, ngày cuối của năm cũ và ngày đầu của năm mới.
Đêm
Bồ-tát Siddhartha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavatthu chìm
trong im ắng và hoang lạnh. Không khí chia ly buồn thương man mác như
bao trùm khắp các ngã đường của kinh thành mỗi nơi Ngài đi qua. Bồ-tát
Siddhartha cảm nhận rất rõ ràng dù Ngài không hề ngoái lại. Siddhartha
quyết tâm ra đi với tất cả nhiệt huyết của tuổi xuân, quyết tìm ra chân
lý để giải quyết vấn đề khổ đau sinh tử cho mình và cho cả muôn loài.
Các tin đã đăng: