Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là Phật.
Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để chứng.
Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng Ni
Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành
đạo nhỉ?
Bất
cứ ai đọc Kiều cũng thấy cuộc đời quá nhiễu nhương: “Những điều trông
thấy mà đau đớn lòng”, để rồi ngẫm nghĩ lại mới thấy bài học quý giá
nhất mà thi hào Nguyễn Du để lại cho mọi người là “Thiện tâm ở tại lòng
ta”lúc kết truyên?
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạn là
"Astalokadharma", tương đối ít thấy đề cập trong Phật giáo Trung hoa,
Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong
Phật giáo Ấn độ và Tây tạng.
Chân lý vốn không có định loại, nhưng do khả năng quán chiếu
và chứng nghiệm sâu cạn của hành giả mà chân lý được biểu hiện hoặc là
thế này hoặc là thế kia.
Không cần một nền triết học cao siêu hay trí tuệ của
một tôn giáo uy tín, ai cũng có thể tự cảm nhận về khổ đau như một sự
thật luôn hiện hữu trong thế gian này. Đến nỗi người ta còn thốt lên
rằng đời người có khác gì một bản trường ca thống khổ đầy nước mắt.
Trong muôn vàn sự cúng dường, có hai sự cúng dường rất đơn
sơ, bình dị nhưng đã đi vào lịch sử và được chính đức Phật khẳng định là
có nhiều phước báu nhất và đầy kỷ niệm nhất trong cuộc đời của Ngài. Đó
là hai sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa và người thợ rèn Thuần-đà
(Cunda).
Nếu định nghĩa tôn giáo là như thế thì đạo Phật quả thực có thể được
coi là một tôn giáo. Mặt khác nếu xét theo định nghĩa về tôn giáo của
Edward Wilson ( Tôn giáo là một tập hợp những câu chuyện huyền hoặc
về nguồn gốc và định mệnh con người, cũng như lý do buộc họ phải tuân
theo nghi lễ hay thánh điển ) thì đạo Phật không hội đủ tiêu chí để được xem là một tôn giáo.
New York , Hoa Kỳ
-- Nếu như chúng ta muốn thoát khỏi sự đau đớn mà chúng ta tự chuốc lấy
hay gây ra cho người khác -- hay nói một cách khác là nếu chúng ta muốn
được hạnh phúc -- thì chúng ta phải học cách làm điều đó cho chính
mình.
"Vì tầm quan trọng đó mà Phật Giáo coi từ bi là một
phần thiết yếu trong việc phát triển tinh thần", tôi hỏi" Ngài có thể
định nghĩa rõ ràng hơn cái mà Ngài gọi là từ bi?
Phật giáo cho rằng, mục đích tối hậu mà Niết bàn hướng tới không chỉ
là sự thoả mãn của khoa học - công nghệ khi tạo ra được một "cuộc sống
tốt đẹp", mà còn chỉ ra mối đe doạ của sự đam mê khoa học - công nghệ.
Sự tái dựng này nhằm khẳng định cơ sở để phát triển một hướng phê bình
đối với việc du nhập và bổ sung thực tiễn khoa học - công nghệ trong xã
hội Phật giáo.
Các tin đã đăng: