Tinh thần giới luật theo kinh tạng Pàli, giới luật được đức
Phật quy định rất đơn giản, không chi li và hệ thống như những bộ luật
về sau này, nói thế không có nghĩa là thiếu sót, mà chúng ta phải hiểu
rằng, đó là tinh thần cốt lõi của giới luật, nó bao trùm lên cả mọi điều
răn cấm của Luật tạng.
Giới luật Phật giáo và đạo đức xã hội tuy có
mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong
một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gian và xuất
thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.
T rung-quán-luận hay Trung-quán
Ngâm khúc ( Madhyamaka-káriká ) là một tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo
lý của đức Phật. Tập thơ viết vào khoảng thế kỷ II sau KT, đã được Kumarajiva
(Cưu-ma-la-thập) dịch Hán văn và gần đây được T.tọa Thích Viên Lý dịch sang
Việt văn. Huyền Trang đời Đường gọi Nàgàrjuna là Bồ-tát Long-thọ.
Trung-quán-luận là triết lý mở đầu Phật giáo Đại thừa, tức là Bồ-tát thừa.
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con
người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu
hiện ở một tần số đặc biệt nào đó.”
Định
mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng
nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu
ngược lại ta thụ động đổ thừa cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ
xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì ta không tận dụng khả năng thay
đổi cuộc sống của ta.
Tánh không là một
chủ đề thật quan trọng và chủ yếu trong giáo lý Phật Giáo, nhưng cũng phức tạp,
cao thâm và khó nắm bắt, bằng chứng là khái niệm về tánh không cũng đã được hiểu
khác nhau giữa Phật Giáo Theravada và các học phái Phật Giáo Đại Thừa.
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói
cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của
chính mình. Sau khi tìm ra rồi, triệt để đem nó thay đổi lại, đây gọi tu hành.
Điều vô cùng quan yếu là phải
hiểu "Tánh không" có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để
biết Tánh không ở ngay trong tâm mình, qua kinh nghiệm bản
thân. Muốn cảm nghiệm Không tánh, thực tính của vạn pháp,
thì trước hết phải hiểu nó trên bình diện tri thức.
Phật giáo Nguyên thủy giữ thái độ im lặng, không trả
lời những vấn đề triết học siêu hình, đó là nguyên nhân để hình thành tư
tưởng của Phật giáo Bộ phái. Cũng vậy, chính vì các nhà Hữu bộ cực đoan
chấp hữu, cho nên tư tưởng không của Phật giáo Đại thừa xuất hiện.
Người
tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp
có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng
hạt cải. Đó là tai họa lớn. Vì vậy người xưa hay nhắc
nhở chúng ta đừng nên chấp không, thế mà trong Bát Nhã nói
cái gì cũng không hết. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,
không sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... Trong kinh nói không
mà các vị tiền bối bảo đừng chấp không.
Các tin đã đăng: