Với con
người, ai nấy đều cho đó là một định luật từ ngàn xưa để lại không thể làm sao
hơn, nhưng với Ngài, Ngài quyết phải thắng được định luật đó. Điều mà bao nhiêu
con người cho là “vốn như thế”, với Ngài thì “không phải vốn như thế” mà nó
“phải có nguyên nhân của nó”, tìm được nguyên nhân tức sẽ có cách giải quyết.
Do đó, Ngài sẵn sàng vượt thành xuất gia, bỏ lại đằng sau mọi sự nghiệp cao
sang của thế gian, quyết tìm nguyên nhân dẫn đến sanh tử luân hồi triền miên
này, không thể cúi đầu chấp nhận như thế được. Và quả nhiên, Ngài đã thành
công.
Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng
Bồ-đề. Từ đấy, Thế Tôn được Trời, Người tôn xưng với mười hiệu Như Lai.
Không có một sử liệu nào, cũng không có một bản Kinh nào nói khác đi về
nội dung chứng ngộ đó của Thế Tôn.
C ăn cứ vào giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật giáo
Theravada chỉ xây dựng được học thuyết Nhân vô ngã (Pudgala-nairàtmya), tức
chúng sanh vô ngã; mãi cho tới ba thế kỷ sau Phật niết bàn, các học giả Phật
giáo Mahayana không dừng ở đó mà lại đi xa hơn một bước nữa là xây dựng thêm
học thuyết Pháp vô ngã
Ð iều nghịch lý trong thơ truyền
khẩu gán cho Hồ Xuân Hương là Xuân Hương thường đi chùa, cuối đời có vào chùa
tu một thời gian, nhưng trong thơ lại "ghét" sư đến mức thậm tệ gọi
sư là "lũ trọc đầu", "phúc đức như ông được mấy bồ",
"hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?", sư "chái gió cho nên phải lộn
lèo". Thậm chí gán cho Hang Thánh hóa chùa Thầy, nơi thánh tích của Phật
Giáo Việt Nam,
nơi Thiền sư Từ Ðạo Hạnh cởi bỏ nhục thân để đầu thai thành Vua Lý Thần Tông là
cái dương vật: "một đố dương ra biết mấy ngoàm", "một sư đầu
trọc ngồi khua mỏ, hai tiểu lưng tròn đứng giữa am".
Thiền
sư Hambo Lama Itigelov, Tăng thống thứ mười hai của Phật tử Nga, từng
lãnh đạo Tăng đoàn thời kỳ 1911-1917, đã được truy tặng Huân chương
Mông Cổ "Ochir quý giá" hạng I. Huân chương được gắn lên ngực áo Thiền
sư Hambo Lama từ tay Thủ tướng Mông Cổ Batbold Suhbaataryn, người đã
viếng thăm Tu viện Ivolginsky ở Buryatia trong chuyến thăm Nga.
"Tôi tin chiêm tinh học,
nhưng không tin vào các chiêm tinh gia" Ngay từ
thuở sơ khai, con người đã bị quyến rũ bởi các tinh tú và lúc nào cũng cố gắng
tìm một số liên hệ giữa những tinh tú này với định mệnh con người. Quan sát
tinh tú và các vận hành của các vì sao đã phát xuất hai lãnh vực nghiên cứu
quan trọng gọi là Khoa Chiêm Tinh và Thiên Văn Học. Thiên Văn Học được coi như
một loại khoa học thuần túy chuyên vào đo đạc khoảng cách, sự tiến hóa và sự
hoại diệt, vận hành của các vì sao vân vân...
V ăn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn
giáo là một hiện tượng khảo sát của văn minh nhân loại. Như chúng ta đã biết,
văn hóa Việt Nam nói chung, hay các tập tục - tín ngưỡng - lễ hội nói riêng,
trải qua quá trình phát triển lịch sử của dân tộc đã chịu nhiều ảnh hưởng của
các trào lưu văn hóa, tôn giáo vốn đã du nhập vào nước ta hòa quyện để trở
thành truyền thống dân gian của dân tộc. Dĩ nhiên, những truyền thống dân gian
nguyên thủy của các dân tộc người bản xứ được coi là thủy tổ của dân tộc Việt
dần dần được pha trộn với các nền văn hóa khác mà phát triển, thì chủ thể không
còn là bản sắc ban đầu của nó. Đó là một hoàn cảnh mang tính đặc thù của người
Việt, vốn dĩ thuyết minh cho phần nghiên cứu chuyên đề này là phong tục tập
quán mang ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa ở vùng đất Nam bộ.
Hiện
nay, sinh mạng con người đang bị đe dọa trong sự khủng hoảng nghiêm
trọng bạo động diễn tiến hàng ngày, sự bạo động với những hình thức khác
nhau như: bạo động chiến tranh, Bạo động tôn giáo, bạo động chính trị,
bạo động kinh tế, bạo lực học đường… bạo
động được biểu hiện từ thân, khẩu, ý…Nó liên quan trực tiếp đến sự tổn
hại với những người khác…do vì tính chất bạo động cực đoan dẫn đến khủng
bố, chiến tranh chết chóc. [1]
C ông việc của người Phật tử tại
gia thật là bề bộn phức tạp. Ngoài việc giao tế lo sinh kế cho gia đình, nuôi
dạy con cái, còn có bổn phận rất lớn là thờ kính phụng dưỡng cha mẹ.
Đ ức Đạt Lai Lạt Ma
đã đưa ra lời tiên đoán về cái chết của ngài, và cũng tiên đoán về nơi ngài sẽ
tái sinh -- trước khi bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Đặc biệt, ngài nói về
cuộc trở về Tây Tạng của ngài sau nửa thế kỷ lưu vong và về sự lạc quan từ các
cuộc thương thuyết mật với Bắc kinh.
Các tin đã đăng: