Tín lý Công giáo xác tín: Thiên
Chúa đã ban cho con người một linh hồn giống như hình ảnh của Ngài. Còn
nhà Phật thì nói: con người có cái Tâm. Vấn nạn được đặt ra như sau: Nếu
linh hồn do Thiên Chúa ban, vậy Tâm do ai ban? Nếu không do ai ban cả
thì từ đâu mà có Tâm?...
Trong Tiểu thừa Phật giáo Ấn độ, giữa phái Sarvàstivàda và
Sautrantika đã tranh luận kịch liệt về vấn đề có thể lấy hư vô (abhava)
làm đối tượng của tâm hay không. Sarvàstivàda nói hư vô không thể làm
đối tượng, vì như vậy có nghĩa là hư vô hiện hữu; nhưng theo nghĩa chính
xác hư vô là pháp không hiện hữu, nếu hư vô hiện hữu thì đó không phải
là hư vô nữa.
Tâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã từng được
nghe giai thoại Thiền học liên quan đến câu chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề
Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khả thỉnh cầu Bồ Đề Đạt Ma, “Xin Thầy
an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra đây để ta
an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.” Bồ Đề Đạt
Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”
Nếu khoa học được hiểu một cách đơn giản là sự công nhận chân
lý, là kiến thức hay sự hiểu biết về vũ trụ có được bằng việc sử dụng
phối hợp các cơ quan cảm nhận, tứ chi và não bộ của con người, thì sự
thật về con người và vũ trụ do Đức Phật chứng ngộ được hiểu là một
nghành khoa học của cuộc đời.
Mahamangala
Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ Kinh I, Thiền sư Thích Nhất Hạnh
dịch là kinh Phúc Đức, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là kinh Ðiềm
Lành Lớn (kinh Ðại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phúc đức rất nhiệm mầu,
hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng
trong đời sống hàng ngày.
Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về
tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ
xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp
Phật dạy”...
Hỏi: Sau khi một người bị
chết rồi, phần tâm thức sẽ trụ ở nơi nào? Và làm sao để biết chắc có sự
tái sanh? Tôi đã có lần gặp ma rồi, vậy họ là hạng chúng sanh gì? (Giác
Hy)
Ý
thức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở
phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình
thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháu
thuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.
Chúng ta đều biết một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày bắt đầu từ ngày
ba mươi mốt tháng mười hai năm nay tới ngày Mùng một tháng giêng năm
sau. Trong những ngày chuyển tiếp ấy, có hai ngày chuyển tiếp đáng nhớ,
đó là, ngày cuối của năm cũ và ngày đầu của năm mới.
Dưới nhãn quan của Thế tôn, sự vật luôn đúng với mặt thật của
nó. Vô thường như là chân lý tuyệt đối cho các pháp hữu vi. Phàm ai còn
trong pháp hữu vi thì không ngoài quy luật đó.
Các tin đã đăng: