Đêm
Bồ-tát Siddhartha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavatthu chìm
trong im ắng và hoang lạnh. Không khí chia ly buồn thương man mác như
bao trùm khắp các ngã đường của kinh thành mỗi nơi Ngài đi qua. Bồ-tát
Siddhartha cảm nhận rất rõ ràng dù Ngài không hề ngoái lại. Siddhartha
quyết tâm ra đi với tất cả nhiệt huyết của tuổi xuân, quyết tìm ra chân
lý để giải quyết vấn đề khổ đau sinh tử cho mình và cho cả muôn loài.
...Trung đạo là một khái niệm do chính Đức
Phật nói lên sau những biến cố quan trọng trong cuộc hành trình trở về Niết bàn
của Ngài. Nó, ngay từ thời Phật giáo Nguyên thủy, vốn được xem là một giáo lý
đặc thù trên cả hai bình diện: đời sống thực tiễn tu hành và đạo lý đưa đến
giải thoát.
Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là Phật.
Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để chứng.
Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng Ni
Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành
đạo nhỉ?
Bất
cứ ai đọc Kiều cũng thấy cuộc đời quá nhiễu nhương: “Những điều trông
thấy mà đau đớn lòng”, để rồi ngẫm nghĩ lại mới thấy bài học quý giá
nhất mà thi hào Nguyễn Du để lại cho mọi người là “Thiện tâm ở tại lòng
ta”lúc kết truyên?
Trong sự phát triển của xã hội ngày
nay, mọi giá trị về khoa học kĩ thuật, chính trị, các học thuyết và tôn
giáo đều chịu ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Phật giáo đi vào đời từ
những nỗi đau khổ bất hạnh nhất của con người. Phật giáo xuất hiện vì
thế gian và cũng tồn tại vì thế gian. Sứ mệnh của Phật giáo là làm nhẹ
bớt nỗi đau thương của nhân loại và hơn thế nữa là hướng dẫn con người
trong việc kiến tạo đời sống an lạc căn cứ trên nền tảng đạo đức, trí
tuệ và từ bi.
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạn là
"Astalokadharma", tương đối ít thấy đề cập trong Phật giáo Trung hoa,
Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong
Phật giáo Ấn độ và Tây tạng.
Ý nghĩa của Duyên khởi cũng là ý nghĩa của Không tính, Giả danh và
Trung đạo. Và ý nghĩa ấy cũng đã được khai triển tùy theo sự nhận thức
về giác ngộ của từng trường phái Phật giáo.
Trong Phật giáo từ đâu có luật? Đó là từ khi có xã hội loài người, có tích lũy,
có tư hữu, thì có cạnh tranh và dẫn đến là có luật.
Chân lý vốn không có định loại, nhưng do khả năng quán chiếu
và chứng nghiệm sâu cạn của hành giả mà chân lý được biểu hiện hoặc là
thế này hoặc là thế kia.
Không cần một nền triết học cao siêu hay trí tuệ của
một tôn giáo uy tín, ai cũng có thể tự cảm nhận về khổ đau như một sự
thật luôn hiện hữu trong thế gian này. Đến nỗi người ta còn thốt lên
rằng đời người có khác gì một bản trường ca thống khổ đầy nước mắt.
Các tin đã đăng: