Nếu trong dân gian có rất nhiều
huyền thoại dân gian và tôn giáo về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth), kể
cả huyền thoại sáng tạo của Do Thái – Ki Tô, mà ngày nay đã trở thành lỗi thời,
thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the
origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe).
Đó là thuyết "Big Bang"
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận
chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì
đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Ðế ban cho một sinh linh
đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên,
gọi là “ luật nhân quả”
Cuộc gặp gỡ
giữa khoa học thời đại và Phật giáo, được xem là bắt đầu từ thập niên 30, với
những tên tuổi như N. Bohr, A. Einstein..., đã đem đến nhiều điều bổ ích cho
kiến thức thời đại từ mấy năm vừa qua. Trong quyển Passerelles - Entretiens
avec le Dalaĩ-Lama sur les sciences de l'esprit (Cầu nối - Đàm luận với Đạt-lai
Lạt-ma về các khoa học tâm thần), Jeremy W. Hayward viết :...
Bức tranh đại quan về vũ trụ của
Phật giáo Nguyên thủy, như được ghi lại trong các kinh sách thuộc văn hệ Pàli
là đúng đắn, phù hợp với Thiên văn học hiện đại. Các triết gia Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại
đều có nhận thức của họ về vũ trụ. Thí dụ, Anaximander, triết gia Hy Lạp vào
thế kỷ thứ V trước Tây lịch, cho rằng “có vô số thế giới” xuất hiện và biến tan
từ một chất liệu nhất định.
Nếu
hiểu theo tâm lý học và nhận thức luận thì giác ngộ là một quá trình chuyển
hóa. Trước hết là sự chuyển hóa về tri thức: ngu muội được thay thế bằng tuệ
giác. Thứ hai là sự chuyển hóa tình cảm: thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế
bằng sự an tịnh và vô uý; đau khổ bằng hạnh phúc.
Đức
Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường
hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim
và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và
lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay.
Trước
khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không
cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục
thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây
là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền.
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát
nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang
trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Ðạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho
tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác
ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: "Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc
với tâm an lạc. Hàng trí tuệ luôn luôn hoan hỷ trong giáo pháp mà các bậc thánh
nhơn đã tìm ra" .
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng
Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy
và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ
Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng
có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Ðại Giáo
(tức Thiền Ðại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận "
của Khóa Hư Lục.
Đạo
Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một
người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi
tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì
trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất
phức tạp của đạo nầy.
Các tin đã đăng: