15/03/2022 09:38 (GMT+7)
Trong các Kinh Sơ Thời, không tìm ra chỗ nào có ý tưởng về các khoảnh khắc tâm (mind-moments), những người trên đường đạo rõ ràng là “những người” (“persons”) đang thực hành một con đường, và những người có thể, thí dụ, ngồi xuống và ăn một bữa ăn. |
30/04/2017 16:04 (GMT+7)
Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ lúc ngồi Thiền. Người tại gia bận công lên việc xuống làm sao có nhiều thời gian để ngồi Thiền. Nếu ta chấp như vậy thì tu hoài cũng dậm chân tại chỗ, làm sao tu tiến cho được. Cho nên, người tại gia phải biết uyển chuyển tu từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, tu như vậy mới đủ khả năng hoá giải phiền não tham-sân-si. Người tại gia vì phải bận bịu với cơm áo gạo tiền, cha mẹ, vợ chồng, con cái, giao tế bạn bè, giữ mối quan hệ làm ăn nên phải Thiền bằng cách chú tâm, làm việc nào biết việc đó. |
24/04/2017 15:29 (GMT+7)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với sự tìm tòi
bằng sự quán chiếu, xem xét, hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là
chánh tín |
27/10/2014 21:09 (GMT+7)
Vì lợi ích của quốc gia - dân tộc, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết hữu nghị giữa 3 nước Đông Dương. |
17/09/2014 09:45 (GMT+7)
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... |
22/07/2013 16:53 (GMT+7)
Hai ngàn năm trăm năm
sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới, nhưng
lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một
trào lưu tình thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X. Tại sao lại xảy
ra như thế? |
25/07/2012 05:59 (GMT+7)
Chúng ta đã
biết xưa kia Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền
thẳng sang Việt Nam; có thể, một số tông phái cũng
được truyền
sang Việt Nam nhưng không được truyền bá sâu
rộng, dần dần bị thất truyền. Các tông
phái Phật giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ
cũng gần giống như vậy, riêng
về Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông vẫn
còn được truyền thừa. Có thể nói, tại
Việt Nam có những nét
đặc thù, nên có
những tông phái phát sinh tại Việt Nam, những tông
phái này cả Ấn Ðộ lẫn Trung Hoa đều không
có, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tông phái
chính tại Việt Nam. |
24/07/2012 13:56 (GMT+7)
Như
kinh sách đã ghi, sau khi Phật tịch diệt được 7 ngày,
trên đường du
hóa trở về để an cư kiết hạ, đoàn du tăng do Ngài
Ðại Ca Diếp thống lãnh, được
tin nầy từ một đạo sĩ, nhiều tăng chúng u buồn, có một vị tỳ kheo trẻ
Subhadha phát biểu : ‘‘ Khi đức Thế Tôn còn
tại thế, mọi hành động
đều phải bó buộc trong phạm vi giới luật, mất quyền tự do. Ngày nay, đức Thế
Tôn đã diệt độ, từ đây trở về sau sẽ được
tự do hành động, không bị giới luật ràng buộc ‘’.
Tương truyền rằng đó
là nguyên nhân để Ngài Ðại Ca Diếp
triệu tập tăng
đoàn Kiết tập kinh điển lần thứ nhất. |
16/01/2011 08:27 (GMT+7)
...Trung đạo là một khái niệm do chính Đức
Phật nói lên sau những biến cố quan trọng trong cuộc hành trình trở về Niết bàn
của Ngài. Nó, ngay từ thời Phật giáo Nguyên thủy, vốn được xem là một giáo lý
đặc thù trên cả hai bình diện: đời sống thực tiễn tu hành và đạo lý đưa đến
giải thoát. |
12/12/2010 03:47 (GMT+7)
Thiên
Thai tông là một trong những tông phái được hình thành sớm nhất trong
lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Do vì người sáng lập ra tông phái này là
Trí Khải đại sư (538 - 598) sống vào đời Tùy, ngài cư ngụ ở núi Thiên
Thai (nay thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), cho nên
có tên là Thiên Thai tông. |
03/12/2010 04:13 (GMT+7)
Tác phẩm “Thành thật luận” (Luận thành
thật), do Ha Lê Bạt Ma (Harivarman,?năm) cổ Ấn Độ biên soạn. Vào hậu
Tần, năm 411~ 412 Tây Nguyên, Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 344 ~ 413 Công
nguyên(1)) dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ.
Luận này đặt tên là “Thành thật”, |
24/05/2010 01:28 (GMT+7)
Ðể phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Ðức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát. |
17/05/2010 03:10 (GMT+7)
Tôn này thuộc về Ðại-thừa, căn cứ theo giáo-nghĩa trong kimh Hoa-nghiêm là một bộ kinh cao nhất mà Ðức-Phật đã nói ra, nên gọi là Hoa-nghiêm tôn. Người sáng lập ra tôn này là Ngài Ðỗ-Thuận một vị Hòa-thượng đời Ðường. Ngài đã thâu góp ý-nghĩa mầu-nhiệm của kinh Hoa-nghiêm, làm ra ba bộ "Pháp-giới quán". |
15/05/2010 03:44 (GMT+7)
Trong kinh Phạm thiên vấn Phật quyết nghi và trong bộ "Thích nghi kê cổ "quyển nhất, có chép đại khái như sau: khi Phật ở hội Linh Sơn, có ông Ðại Phạm Thiên Vương, đem hoa sen dâng cúng Phật. Phật cầm cành hoa sen lên để khai thị cho đại chúng (thiền cơ). |
14/05/2010 02:57 (GMT+7)
Thiền tôn thuộc cả Ðại Thừa và Tiểu Thừa. Cũng như bao nhiêu tôn phái khác trong Phật Giáo, vị khai sáng đầu tiên của Thiền tôn vẫn là đức Phật. Trước Ngài, sự tham thiền nhập định của các ngoại đạo không phải là không có. Nhưng đến Ngài, phương pháp thiền định mới đạt đến chỗ rốt ráo. |
13/05/2010 04:36 (GMT+7)
Tam luận tông là một trong những tông phái của Phật giáo, thiên về duy tâm luận phủ định. Về cơ sở truyền bá và xiển dương, Tam luận lấy kinh Bát Nhã làm nền tảng; từ Bát Nhã mà tạo ra Trung quán luận (Màdhyamika sàstra), Thập nhị môn luận (Dvàdasadvara sàstra). |
12/05/2010 21:26 (GMT+7)
Tôn này thuộc về Ðại- thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật để được cảnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-DI-ÐÀ. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn. |
11/05/2010 21:23 (GMT+7)
Thiền phái Trúc Lâm nổi bật nhất ở thời Trần với ba vị Tổ đầu, sau đó do nhiều yếu tố trong đó có hoàn cảnh chính trị, xã hội khiến những vị tu hành này phải tiềm ẩn hoặc rút về núi rừng yên tu, hoặc tư liệu bị thất thoát, nên trong lịch sử dường như lu mờ một khoảng. Tuy vậy, sức sống thiền là ở nội tâm, không phải ở hình thức bên ngoài, do đó hình thức không thể dập tắt được |
11/05/2010 06:25 (GMT+7)
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung
Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác. Luận Đại Trí Độ 12 nêu
ra 3 loại Không là Phân phá không, Quán không và Thập bát không. "Phân phá
không" tức là Tích pháp không (Không, do phân tích) mà tông Thiên
Thai đã nói. |
11/05/2010 06:23 (GMT+7)
Sự phân phái đã từng xảy ra hai lần trong thời kỳ Phật còn tại thế. Lần phân
phái thứ nhất ở Kausambi được giải quyết nhanh chóng. Lần phân phái thứ hai, do
Devadatta chủ xướng, dẫn tới thành lập một bộ phái riêng rẽ, mà đến thế kỷ thứ
VII, khi Huyền Trang qua Ấn Độ vẫn còn ghi tiếng vang. |
|