01/12/2014 21:30 (GMT+7)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi. |
30/11/2014 13:44 (GMT+7)
Tất cả chúng ta có mặt trên thế gian này đều ước mơ sống một cuộc đời an vui, hạnh phúc, chẳng ai muốn đời mình bị bất hạnh, khổ đau. Thế cho nên, khi chúng ta gặp nhau, mình đều chúc nhau tràn đầy niềm an vui, hạnh phúc. |
29/11/2014 21:25 (GMT+7)
Việc thờ phượng và chiêm bái Xá-Lợi Phật đã được phổ biến đến Phật tử Việt Nam rất lâu. Xá-Lợi Phật là phần di thể còn lại sau lễ hỏa táng nhục thân của một bậc vĩ nhân đã sanh ra trong hoàng tộc Sākya: Thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta). |
29/11/2014 21:18 (GMT+7)
Trong thiền môn, bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh” Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ. |
29/11/2014 21:11 (GMT+7)
Ta phải luôn luôn giác tỉnh để tự giải thoát khỏi Luân Hồi, và sự cứu thoát này phải do chính cá nhân mình. Ta không thể trông cậy vào bất cứ một sức mạnh hay tác động nào từ bên ngoài để giúp ta đạt được Niết Bàn. |
29/11/2014 21:06 (GMT+7)
Ngụy biện ‘tu tại gia’ là khó nhất và quan trọng nhất và không cần tìm cầu tham học với các bậc chân tu là vấn đề cần suy xét và cần cẩn trọng, nhất là với những người chưa hiểu Phật pháp và những người mang trong mình bản ngã thâm căn cố đế. |
29/11/2014 13:55 (GMT+7)
Trong Kinh tạng, Đức Phật nói nhiều về tam thiên, đại thiên thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng ta không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng nếu quán chiếu cho thật sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không ở đâu xa mà chính ngay bên trong cõi Ta-bà, nơi mình đang sống. |
28/11/2014 22:02 (GMT+7)
Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa và thay đổi được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã làm cho con người thêm gần gũi với nhau, nhờ tình yêu thương chân thật. |
28/11/2014 21:34 (GMT+7)
Đến với Đạo Phật, trước tiên chúng ta cần phải học những gì? Đó trước hết chính là mỗi chúng ta phải học cách sống Tỉnh Thức của Đức Phật. Thức Tỉnh lại chính thân tâm mình để tỉa nhánh, rồi dần mé cành và cuối cùng đi đến đốn đổ tận gốc rễ ba cây : Si (Si mê), Tham (Tham lam) và Sân (Sân hận) vốn dĩ đã ăn sâu, bén rễ trong chúng ta đã từ lâu lắm rồi. |
28/11/2014 21:06 (GMT+7)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo. Trong ý nghĩa này, tu có nghĩa là phát triển, làm cho bản thân càng lúc càng cao thượng ngang tầm Thánh đạo, để càng lúc càng nhìn thấy rõ dấu chân dẫn đến Niết bàn. Tu như vậy là tu giới, tu định và tu huệ. Ba khoản tu tạo thành một chuỗi quan hệ liên tục |
27/11/2014 22:35 (GMT+7)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình. |
26/11/2014 22:57 (GMT+7)
Ngũ dục là 5 sự ham muốn của một chúng sinh, thích được thỏa mãn đầy đủ năm trần cảnh nên cũng gọi là ngũ trần. |
25/11/2014 22:45 (GMT+7)
Giáo lý cho người xuất gia và người cư sĩ tại gia, nhưng chính yếu vẫn nhắm vào mục đích lợi ích cho số đông người tại gia. Chúng ta khảo sát từ kinh tạng và qua cuộc đời của những vị cư sĩ tiêu biểu thời Phật cho thấy, mẫu hình lý tưởng của người cư sĩ tại gia tức số đông quần chúng được đức Phật chỉ dạy khá đầy đủ, các chi tiết từ thấp đến cao. Theo lời Phật dạy trong các bản kinh, một người Phật tử chân chính trước tiên phải hoàn thiện bốn phẩm chất cơ bản: |
23/11/2014 12:22 (GMT+7)
Người mang tâm niệm hận thù muốn hại người khác như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, chưa hại được ai mà đã tự hại chính mình. Nóng giận là thói quen thông thường của tất cả mọi người, không ai trên đời chưa một lần nóng giận, vả chăng chỉ có các bậc đại Bồ tát thị hiện vào đời vì lợi ích chúng sinh. |
22/11/2014 23:25 (GMT+7)
Bố thí và cúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà tùy theo khả năng phát tâm hộ trì Tam bảo và làm từ thiện xã hội. Tuy nhiên, để đạt được sự bố thí và cúng dường đúng như pháp là việc làm không dễ dàng, đối với kẻ cho và người nhận. |
22/11/2014 13:03 (GMT+7)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. |
22/11/2014 12:56 (GMT+7)
Một người con dù trai hay gái, phải biết báo đáp công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Việc báo hiếu đó phải thực hiện trên hai phương diện là vật chất và tinh thần. |
22/11/2014 11:20 (GMT+7)
Muốn đem pháp Phật vào tâm, phải sám hối cho tiêu nghiệp. Còn
trần lao nghiệp chướng nhiều, không thể tiếp thu pháp Phật được. Người có trần
lao nghiệp chướng nhiều thì thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, đời sống khó khăn;
họ không thể tập trung thân tâm vào Phật pháp, khó thấy Phật. Vì vậy, trên bước
đường tu, làm sao cố dẹp mây mờ phiền não ngăn che tâm chúng ta, để tâm được
yên tĩnh mới tiếp cận được thiên nhiên, gần gũi được Phật và Bồ-tát. |
20/11/2014 09:31 (GMT+7)
Theo Thế Tôn, trong các pháp thuộc phần giác ngộ ấy, tuệ căn là tối thượng. Cũng như trong Bát Thánh đạo, chánh kiến dẫn đầu. Đành rằng, các pháp khác có tác dụng hỗ trợ rất tích cực cho tuệ giác phát khởi nhưng chỉ có tuệ giác mới giải quyết trọn vẹn vấn đề phiền não, sanh tử. Vì lẽ ấy, phương châm tu học của người con Phật luôn là “duy tuệ thị nghiệp. |
|