Phật giáo Việt Nam
Phât tử với ngày tết
Đinh thành trung
01/05/2017 09:03 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Ngày xuân, chúng ta có truyền thống đi chùa. Không phải chỉ có những gia đình Phật tử mà phong tục này còn tồn tại trong rất nhiều người dân bình thường, không thờ Phật. Vậy tại sao lại có truyền thống ấy?

Trước tiên phải nói rằng, đi chùa ngày Tết không hoàn toàn là một phong tục, tập quán mà là bản sắc văn hóa của cả dân tộc ta. Bản sắc này có từ lâu đời lắm rồi, đến nỗi không ai có thể nhớ chính xác thời gian bắt đầu. Chỉ biết rằng đây là phong tục truyền lại từ đời này qua đời khác, con cháu trong gia đình làm theo như một thói quen cố hữu, một phản xạ có điều kiện. Trong không gian nghi ngút khói hương, trước những bức tượng Phật sơn son thếp vàng uy nghi, mỗi người chúng ta đều thả lỏng tâm hồn để lắng nghe và nhẩm theo những lời kinh của quý tăng ni và tiếng chuông mõ vang vọng. Đó là không gian thanh tịnh nhất của cuộc đời.

Nhìn rộng hơn, mỗi một ngôi chùa chính là một điểm sáng tâm linh, một nơi phản chiếu lòng thànhvà ước vọng của mỗi con người, nhất là những người dân sống quanh ngôi chùa đó. Ngày nay, ngay trong các thành phố lớn xô bồ, náo nhiệt thì vẫn có nhiều ngôi chùa lặng lẽ ẩn mình trong các khu dân cư, trong các làng cổ. Người dân mỗi lần đến chùa lễ Phật đều cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng thoải máicảm thấy thanh thảnh trong tâm. Dù cuộc sống có bon chen ra sao thì những người đến chùa lễ Phật, nhất là vào ngày xuân thì đều gạt đi những mưu mô tính toán, những lo lắng phiền muộn về cơm áo gạo tiền.

Thời đại ngày nay tuy khác nhiều so với cách đây vài chục năm, nhưng phải nói rằng những tục lệ văn hóa như lễ chùa ngày Tết vẫn còn được duy trì trong xã hội một cách bền bỉ. Dù xuất hiệnnhiều thú vui như đi nghỉ mát, du lịch hay tụ tập bạn bè đi “phượt” nhưng phần lớn người dân vẫn trung thành với phong tục lễ chùa. Thậm chí có những “phượt thủ” vẫn ghé vào những ngôi chùa ở nơi họ đi đến đễ lễ đầu xuân, cho thấy trong tâm tưởng mỗi người thì thói quen truyền thống của gia đình vẫn in dấu sâu đậm trong tâm.

Những năm đầu của thế kỷ 21 đã đi được một khoảng thời gian khá dài. Với những người hướng tâm của mình theo Phật thì việc giữ được truyền thống lễ chùa đầu năm mới rất quan trọng, cho dù thực tế họ có thể có một năm qua rất buồn. Là Phật tử hay chỉ đơn giản là tâm hướng Phật, hướng thiện thì ai cũng muốn gạn lọc tâm hồn mình, muốn kiểm điểm lại những gì tốt, xấu trong một năm đã qua để nỗ lựcquyết tâm hơn trong năm mới.

Điều ác chưa sinh thì ngăn ngừa đừng cho sinh – Điều ác đã sinh thì dứt trừ hẳn không cho chấp nối dây dưa nữa – Điều lành chưa sinh thì khiến cho sinh ngay – Điều lành đã sinh thì khiến cho nó tăng trưởng hơn nữa” (Tứ Chánh Cần)

Những lời dạy khiến các Phật tử trên đất Việt như có gương soi trong lòng. Cái tâm của xã hội ngày nay cũng có chút khác xưa, bớt hướng dục, bớt ham muốn và hướng về những điều tốt đẹpĐi chùa, người ta bỗng muốn làm từ thiện, muốn sẻ chia một phần cơm áo gạo tiền kiếm được cho những hoàn cảnh khó khăn. Người viết đã từng chứng kiến một đôi vợ chồng làm nghề buôn bán, qua một năm thất bại họ đi lễ chùa để xin lộc, nhưng sau khi đến chùa họ bỗng nhận ra rằng “mình đối xử với đời thế nào thì đời sẽ đối với ta như vậy”. Họ thay đổi cách sống chan hòa hơn, tích cựclàm việc thiện, tự dưng mọi người cũng tốt với họ và từ đó công việc kinh doanh thành công.

Việc đó cho thấy mỗi chân lý trong cuộc sống cũng có sự tương đồng với giáo lý nhà Phật. Phàm con người làm gì cũng có nhân có quả, cũng có mối lương duyên. Với tục lễ chùa đầu xuân, con người tự thấy những gì mình đã làm trong năm qua quả thật xứng đáng với những lời cầu chúc sức khỏebình an hay công việc thành công trong năm mới. Đối với mỗi người Phật tử, nếu đã tự hào rằng mình sống không hổ thẹn với lương tâm mình, sống có tình có nghĩa, sống có sau có trước thì giây phút nào cũng là Xuân, là Tết trong lòng họ. Ông cha ta nói “Lúc nào cũng vui như Tết” là có ý sâu xa như vậy.

Ngày nay, dù nhịp sống sôi động, dù cuộc sống bận rộn, bon chen nhưng phong tục đầu Xuân đi lễ chùa vẫn tồn tại ở Việt Nam, như một bản khắc vững chãi trong đời sống văn hóatín ngưỡng của người Việt. Trong ánh nắng xuân ấm áp, trong sắc trăm hoa đua nở, mọi người dù là Phật tử hay là người dân bình thường đều một lòng hướng Phật, hướng hiện, cùng nhau đến chùa gột rửa tạp niệm đã qua.

Thư viện hoa sen

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch