Phật giáo trong nước
Đoàn GHPGVN dự Hội thảo các Tổ đình PG Bắc tông
Thích Giải Hiền
24/11/2016 14:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


GNO - Phái đoàn GHPGVN đã tham dự Hội thảo Quốc tế về Văn hóa tổ đình Phật giáo Bắc tông lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), từ ngày 17 đến ngày 19-11.


ANHB (4).JPG
HT.Thích Thanh Nhiễu tặng quà lưu niệm đến BTC Hội thảo

HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN làm trưởng đoàn cùng chư tôn đức Ban Văn hóa T.Ư, giảng viên Học viện PGVN tại Hà Nội và các Phật tử tại Nghệ An tham dự.

Trơng 8 tông phái của Phật giáo Trung Quốc thì có 6 tông phái có tổ đình tại cố đô Trường An. Lần hội thảo này có trên 300 đại biểu đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự. Hội thảo chia thành 3 nhóm chủ đề: Hoằng dương văn hóa tổ đình, văn hóa tổ đình trong thực tiễn ở Trung Quốc và văn hóa tổ đình trong giao lưu quốc tế.

Trong phiên khai mạc, HT.Thích Thanh Nhiễu đã cùng với 11 vị lãnh đạo các tổ chức Phật giáo các nước và vùng lãnh thổ đọc lời chào mừng tại hội thảo.

ANHB (2).JPG
HT.Thích Thanh Nhiễu đọc lời chào mừng của GHPGVN 

Phiên thảo luận nhóm, TT.Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn hóa T.Ư đã trình bày tham luận với chủ đề “Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng”. Trong chương trình hội thảo, đại biểu các nước đã đến thăm tổ đình Thảo Đường - tổ đình của tông phái Tam Luận tông; Tổ đình Hương Tích, tổ đình của tông phái Tịnh Độ tông; Tổ đình Thiên Hưng Thiện Tự, tổ đình của tông phái Mật tông; Tổ đình Đại Từ Ân, tổ đình của tông phái Pháp Tướng tông.

4.jpg
Đoàn đại biểu PG Việt Nam

Trong phiên bế mạc, Hội thảo đã thông qua “Tuyên bố Tây An 2016”, ngày 18-11-2016 với các nội dung sau:

1. Tăng cường xây dựng kiến thiết tổ đình, hồi phục hoằng dương Tổ đạo, phát dương hoằng truyền tông phong, xem trọng và làm tốt công tác bảo vệ giữ gìn truyền thừa di sản văn hóa và văn vật lịch sử của tổ đình.

2. Đào sâu nghiên cứu văn hóa tổ đình, thu thập chỉnh lý các tư liệu văn hiến tổ đình, đi sâu nghiên cứu văn hóa lịch sử tổ đình, kết hợp với những đặc điểm của thời đại để tìm tòi và diễn giải những giá trị đương đại và nội hàm tư tưởng của văn hóa tổ đình.

3. Tích cực hoằng dương văn hóa tổ đình. Tích cực tổ chức các hoạt động thể nghiệm việc tu học và chiêm bái các tổ đình trong và ngoài nước. Sử dụng đầy đủ các chức năng của công nghệ truyền thông trên nhiều phương diện, nhiều tầng cấp, nhiều góc độ, để truyền bá những hoạt động về văn hóa và các công việc sáng tạo văn hóa của văn hóa tổ đinh, tổ đình và tổ sư.

4. Phát huy đầy đủ các công năng giao lưu tổ đình, tăng cường việc giao lưu giữa các tổ đình, thúc đẩy việc bảo vệ và xây dựng tổ đình. Chia sẻ những kinh nghiệm hoằng dương nghiên cứu văn hóa tổ đình. Lấy tổ đình là cơ sở để tăng cường việc giao lưu Phật giáo trong ba ngữ hệ: Pali, Hán ngữ và Tạng ngữ. Lấy tổ đình làm liên kết để tăng cường sự liên hợp với Phật giáo kiều bào và vùng lãnh thổ Đài Loan, Ma Cao, Hồng Công. Củng cố mối quan hệ pháp mạch truyền thống giữa các tông phái. Tăng cường tình pháp lữ truyền thống giữa các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác, vùng Phật giáo Bắc tông, thúc đẩy sự giao lưu Phật giáo quốc tế để phát huy tác dụng tích cực trong việc xây dựng vận hội chung của nhân loại.


Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch