Phật giáo trong nước
Vì sao tôi ăn chay?
15/11/2017 12:47 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

GNO - Hôm nay, với sự hiểu biết có hạn và câu chuyện đời thật của tôi, tôi xin chia sẻ một chút quan niệm của mình. Nếu quan điểm này chưa được đúng hoặc không trùng với ý mọi người thì cũng mong mọi người hoan hỷ góp ý.


Tác giả bài viết - Ảnh: NVCC


GNO - Hôm nay, với sự hiểu biết có hạn và câu chuyện đời thật của tôi, tôi xin chia sẻ một chút quan niệm của mình. Nếu quan điểm này chưa được đúng hoặc không trùng với ý mọi người thì cũng mong mọi người hoan hỷ góp ý.

Trước tiên tôi chia sẻ câu chuyện về bản thân mình. Tôi là người không khỏe, tuy còn trẻ nhưng có nhiều bệnh như dạ dày, thoái hóa, viêm khớp, đau nửa đầu, đau vai gáy... Ban đầu, qua tìm hiểu, tôi đã chọn ăn chay hai ngày/tháng là ngày mồng một và rằm.

Được biết, đây cũng là hai ngày trùng với thời điểm lực hút của mặt trăng với trái đất mạnh nhất, biểu hiện qua thủy triều cao nhất. Lực hút này làm cho hoạt động của cơ thể bị rối loạn, nhất là hoạt động của hệ thần kinh. Trăng rằm gây biến đổi tâm sinh lý rõ rệt, thường là thời điểm người mộng du hay hoạt động nhất, người bị động kinh hay lên cơn nhất, bệnh nhân tâm thần bị kích động mạnh nhất...

Theo đó, ăn chay vào những ngày này sẽ làm cho bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi nhiều hơn, cân bằng âm dương, tránh tác động xấu của ngày trăng tròn. Như vậy, lý do ban đầu để tôi ăn chay là vì nhu cầu và lợi ích của bản thân chứ không vì lý do nào khác.

Tiếp theo, sau quá trình duy trì ăn chay vào hai ngày trên được một thời gian cũng là lúc tôi trải qua thời gian gần như khó khăn nhất của mình. Tôi đã phải đương đầu với một biến cố và phải tự mình gắng gượng vươn lên. Lúc này, may mắn tôi cũng bắt đầu có duyên với Phật pháp.

Tôi bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa thật sự của việc ăn chay. Ở đây tôi chưa bàn đến chuyện ăn chay có bao nhiêu dạng, bao nhiêu kiểu cách, món nào là món chay, món nào là món mặn. Phật pháp chia làm mấy tông phái và quan niệm của các tông phái như thế nào về vấn đề ăn chay.

Quay lại với ý nghĩa của việc ăn chay - là để nuôi dưỡng lòng từ bi. Vậy nên ăn chay được càng nhiều càng quý. Với tôi, “nuôi dưỡng” nôm na là phải làm từ từ, từng bước một giống như mưa dầm thấm lâu... Tôi tự rèn cho bản thân ý nghĩ là không sát sinh, chưa buông bỏ được nhiều thì buông bỏ dần dần, dần dần tránh sát sinh, bớt ham muốn ăn thịt động vật.

Sau khi đã hiểu ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi, tôi chuyển sang phát tâm ăn chay ít nhất 2 ngày/tháng. Để việc ăn chay của mình có ý nghĩa hơn, tôi tìm hiểu những món nào được coi là chay, những món nào được coi là mặn và vì sao cái này được coi là chay, cái kia được coi là mặn.

Đừng ai mỉa mai là ăn chay mà tâm không chay thì cũng vứt. Câu nói rất đúng, nhưng con đường tu học của mỗi người một khác, không ai giống ai và như Phật dạy “vạn sự tùy duyên”. Con người tùy duyên mà tan hợp, cũng tùy duyên mà tu học mà phát tâm. Chúng ta cũng hiểu với nhau một điều đơn giản là nhịn ăn thì dễ, thay đổi cách ăn, món ăn, sở thích ăn uống, lịch ăn uống dễ hơn nhiều so với việc tu tâm dưỡng tính. Tu tâm dưỡng tính là một quá trình, kiên trì, bền bỉ và qua nhiều giai đoạn, qua rèn luyện chứ không phải nói ra là làm được ngay.

Vậy nên, cũng đừng ai nói “Tâm chay thì món gì cũng chay” mà song song với việc ăn chay thì mình tu tâm chay, tu được tâm chay thì mình tu thêm khẩu nghiệp.

Cũng đừng nói là không nhất thiết phải ăn chay vì có cung có cầu, chỉ cần không phải tại mình mà con vật đó bị chết là được, mình không nhìn thấy là được, mình không biết là được. Sao không nghĩ là nếu ai cũng phát tâm không ăn thì những con vật đó không bị chết do người giết. Hãy để nó theo vòng duyên sinh duyên diệt thôi.

Trở lại với chuyện của mình, từ nhu cầu của tự thân đến phát nguyện ăn chay vì lý tưởng tu dưỡng, thân tâm tôi dần nhẹ nhàng hơn. Mong rằng, mọi người tùy duyên mà ăn chay, tùy duyên mà phát tâm và chính yếu là tu tâm chay tịnh. Tu càng nhiều càng quý, phát tâm càng nhiều càng quý...

Bùi Kim Tuyến 
(Pháp danh: Từ Thủy)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch