Phật giáo trong nước
Nhớ ơn hai đấng sinh thành
Tác giả: Văn Thành - Lý Thảo
02/08/2014 18:04 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

 Dường như, hai câu thơ: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha” đã nói lên trọn nhớ ơn hai đấng sinh thành?... Âm vang trầm hùng ngân nga của tiếng chuông chùa mùa Vu Lan vang vọng về như thức tỉnh những người con trở về với thực tại để lắng nghe, để thấu hiểu, để cảm nhận về ngọn nguồn yêu thương của hai đấng sinh thành. Hai đấng sinh thành ấy là cha mẹ. Dưới đây, chỉ là đôi nét  suy tư nghiệm về  " nhớ ơn hai đấng sinh thành" biểu hiện một trong bốn trọng ân nhà Phật không thể thiếu, xin quý vị để tâm lướt sóng khai quyền hiển thực tìm hiểu vấn đề này.
vu lan 4.jpg
Hạnh hiếu là hạnh Phật

 Dường như, hai câu thơ:

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

đã nói lên trọn nhớ ơn hai đấng sinh thành?

Khi cái nắng oi ả của mùa hè đang dần nhạt khuất, thay vào đó là những làn gió Thu se lạnh đầu mùa thoang thoảng thổi về qua làn da thấm vào thớ thịt như gợi lên trong lòng mỗi người một hoài niệm man mác quạnh vắn đìu hiu. Âm vang trầm hùng ngân nga của tiếng chuông chùa mùa Vu Lan vang vọng về như thức tỉnh những người con trở về với thực tại để lắng nghe, để thấu hiểu, để cảm nhận về ngọn nguồn yêu thương của hai đấng sinh thành. Hai đấng sinh thành ấy là cha mẹ.

Cha mẹ là suối nguồn yêu thương vô tận, người đã mang cho con hình hài và  nhịp sống ; trái tim, mạch máu, hơi thở, nụ cười. Những lời ru ngọt ngào của mẹ từ thưở còn nằm nôi sẽ là lời thiên thu dọc theo bước thời gian của con trên vạn nẻo đường đời.

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Trong cuộc bể dâu tìm kế mưu sinh lắm nỗi gian nan, thân hao gầy một nắng hai sương của mẹ, bao vất vả đắng cay mẹ đều quẳng gánh trên vai, mẹ héo hon thân mòn vì con đó, những sợi tóc điểm bạc, những nếp nhăn trên gò má, nàn da nâu của mẹ thấm đượm cái nắng, gió của thời gian.Từ khi con còn nhỏ và đến giờ con đã khôn lớn trưởng thành, cả những lúc con được ở gần bên mẹ và cả khi con ở phương trời xa tít thì hình ảnh mẹ luôn hiện hữu bên con, trong đêm giông tố giá rét mẹ là bức thần đồng mầu nhiệm bao bọc đời con, hơn thế mẹ là ánh sáng soi đường cho con trong những đêm trường tăm tối, trong đắng cay đau thương, trong tủi hờn cơ cực. Trong  mọi hoàn cảnh mẹ luôn ở bên cạnh con để an ủi, động viên chấp cánh cho con, đôi cánh của niềm tin và hi vọng để nâng những ước mơ của chúng con ngày được bay cao và xa hơn. Đúng là:

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

anh vu lan 3.jpg

Tâm Hiếu là tâm Phật

Có lẽ tấm lòng yêu thương vô bờ bến đó của mẹ cha chỉ có những ai đã từng làm mẹ làm cha thì mới thấu hiểu được một cách trọn vẹn đầy đủ được nỗi đắng cay cơ cực và nỗi thống khổ trong đoạn đường trường. Nếu như tình thương của mẹ nhẹ nhàng, êm ái  thì tình yêu thương của cha bao giờ cũng kín đáo cứng rắn và nghiêm khắc:

Thương con cha cực trăm điều

Đầu đêm sương trắng chịu nhiều gian truân

Chính vì thế mà tâm hồn cha phải se lại, trái tim cha phải hóa lạnh lùng, rồi cũng vào độ chớm thu trái tim con như tê tái quặn thắt đau nhức nhối, chân con ngã khuỵu, những giọt lệ tự tuôn chào vì nghe tin cha tôi mắc bệnh hiểm nghèo khi cha tôi còn rất trẻ. Một nỗi đau tê tái đang dần cứa vào da vào thịt vào tận trái tim tôi khiến tâm tôi rối bời, nghẹn ngào thổn thức, thời gian dần trôi cũng là lúc cha tôi phải gánh chịu những cơn đau nhức, thời gian đang dần cướp đi hơi thở, nhịp đập của trái tim cha tôi mà không có cách nào cứu được. Cha ơi!...Cha tiếng cha trầm ấm nhưng giờ đây môi con như quặn thắt lại, bên con bao người quanh con sung sướng hân hoan vì trên ngực áo họ được cài bông hồng thắm mãi, riêng con phải ngậm ngùi rơi lệ đón nhận một đóa hồng trắng, mầu của tang thương, mầu của những người con vô phước không còn cha. Con cảm thấy cô đơn lạc lõng trong niềm vui của mọi người, nhiều khi con muốn chạy trốn để thoát khỏi thực tại đau buồn đang cào cấu nghiền nát trái tim con. Chiếc khăn tang ngày nào con tiễn đưa cha về nơi yên nghỉ nghìn thu cũng là một dấu ấn mà suốt cuộc đời này con không sao quên được . Ngày nào mà đất trời âm u ảm đạm giông tố bời bời tắt lịm trong con nguồn mạch sống yêu thương ngày con đau khổ nhất là ngày con không được ngồi bên cha tâm sự, để gọi hai tiếng Ba ơi! con thương Ba vô cùng .

…Quanh tôi ai cũng khóc

Thầm lặng tôi sầu thôi

Để dòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi

Hoàng hôn phủ bên mộ

Chuông chùa nhẹ nơi nơi

Tôi thấy tôi mất cha

Là mất cả bầu trời…

vu lan 2.jpg

Cha ta là Phật Thích Ca, mẹ ta là Phật bà Quán Âm

Cha mẹ, những tháng ngày con ở nơi xứ lạ, những buổi chiều hoàng hôn tím ngắt nhìn những hàng tre xanh cao tít, những con đò thưa người qua lại, lòng con lại thấy bất giác và hoài niệm về ân nghĩa sinh thành của cha của mẹ. Tình thương của cha mẹ thật vô bờ bến, không một thứ bảo vật nào có thể thay thế được, không một thứ bút mực nào có thể lột tả hết được, chỉ biết rằng cha mẹ luôn cho ta cái ngọt ngào, no ấm luôn mang đến những niềm vui để khỏa lấp những phiền não, lo âu nửa cuộc đời.

Ân cha lành cao như non thái

Nghĩa mẹ hiền sâu tợ biển khơi

Dẫu cho dâng hết một đời

Cũng không tả trọn ơn người sinh ta

Trong ngày đầu Thu này vạn vật dường như đang ngỡ ngàng thức tỉnh trước hồn thu, sắc thu, hương thu khiến lòng chúng con như lắng đọng, se sắt để tưởng nhớ và dâng những bông hoa được ngậm đủ cái lạnh của sương giá, cái hương của đất trời, của cái “tâm thành kính[1] của chúng con để rồi kết thành tràng hoa tâm Bồ Đề, tâm hiếu thảo dâng trọn lên hai đấng sinh thành hai chữ “mẹ cha”. Được như thế, con nguyện năng làm việc lành lánh việc giữ. Đồng thời, để nhớ ơn hai đấng sinh thành giữa cha và mẹ, nghĩa tình cảm nhận chu viên, thì cái tâm bao la của mỗi chúng ta cần cất lên thầm nguyện:

“Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sinh,

Đều trọn thành Phật đạo”[2]

***

 anh vl 1.jpg

Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế!

 

 



[1] Tâm thành kính:  là tâm không tướng, tâm đại bi, tâm bất sinh bất diệt, tâm thanh tịnh nhờ hiếu thảo tột cùng mà có được.

[2]Thích Tuệ Hải dịch (2004), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Tôn giáo,  

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch