Vào lúc 8 giờ sáng nay ngày 17/01/2015 cũng như bao buổi học khác. Đại đức
Thích Quảng Hợp đảm nhiệm hướng dẫn môn Kinh Pháp Cú tới Tăng ni sinh Lớp Trung
Cấp Phật giáo Tỉnh Bắc Ninh tại chùa Đại Thành, tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Như chúng ta biết Kinh Pháp Cú là một Kinh thuộc
Kinh Tạng Pali, trong Tiểu Bộ, được đức Phật thuyết thành từng bài kệ trên dưới
300 hội. Kinh gồm 26 phẩm, tương đương 423 câu kệ. Kinh Pháp có thể hiểu như: “Pháp” (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý thậm thâm vi diệu. “Cú” (Pada) là lời nói, câu kệ ngắn gọn triết lý dễ hiểu, con đường. Pháp
Cú (
Dhamma pada) là những câu nói ngắn gọn, triết lý hướng
con người ta tu giác ngộ và giải thoát. Kinh Pháp Cú còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hay “Lời Phật Dạy”, con đường chân lý,
con đường Phật pháp, Phật ngôn.v.v. Vậy nên: “Kinh Pháp Cú được ví như bông
hoa tươi đẹp trong các loài hoa đẹp”[1]. Đại ý Kinh Pháp Cú: là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy
ý nghĩa đạo lý, tư tưởng của Đức Phật Thích Ca. Mỗi phẩm trong Kinh Pháp Cú đặt trọng tâm
vào một đề tài chính. Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu
học rất sâu sắc và phong phú.
Trước khi vào học
bài mới đại đức Thích Quảng Hợp đã kiểm tra học bài cũ của Tăng ni sinh, Tăng
ni sinh chịu khó học bài, tuy ban đầu còn run sợ, trả lời thiếu vài chữ, nhưng
động viên tăng ni sinh bình tĩnh, giữ tâm không giao động trả lời bằng cách viết
ra bảng thì bài cũ được hoàn hảo.
Giảng viên Đại đức Thích Quảng Hợp
Để bước vào học Bài mới, Đại đức đã họa một chậu hoa đặc biệt
gồm có 4 bông hoa, 1 bông đại diện cho người Ngu không biết Phật pháp, một bông
đại diện cho người biết Phật pháp, một bông đại diện cho bậc chứng quả A La Hán
( Phật), một bông đại diện cho Thiên ( ngàn: tức chất lượng của Phật pháp).
Thân cây hoa là Phật ngôn ( Kinh Pháp Cú), đất trong chậu đại thể cho tâm thức
của chúng sinh. Bài học mới đã được đại đức gộp lại từ bốn phẩm Ngu, phẩm Hiền
Trí, phẩm A La Hán, phẩm Ngàn ( Thiên). Đại ý của các phẩm ấy là Phật đã nêu ra
được các đặc tính của người ngu dại không hiểu Phật pháp, tính chất cao quý của
người hiền trí, người minh triết cao thượng. Nêu lên tính chất của bậc A La Hán
không còn phiền não tham, sân, si ( 10 kết sử chi phối), được tự tại tâm không
giao động. Đặc biệt phẩm Ngàn ( thiên) nói lên sự tầm cầu tới cầu đạt tới chất
lượng có ích hơn số lượng vô bổ.
Sau khi phân tích một số bài kệ và giải thích các ý khó và
thắc mắc cho tăng ni sinh. Để kiểm tra chất lượng học tập và tiếp thu kiến thức
từ người giảng tới Tăng ni sinh tiếp nhận. Đại đức đã cho Tăng ni sinh trong 3
tổ chọn 1 trong các kệ vừa được học cho là sâu sắc nhất, trong thời gian các tổ
thảo luận về đại ý kệ mình chọn, bình chọn ra một Tăng, ni trong tổ lên thuyết
trình trước lớp về đại ý kệ của mình trong vòng 7 phút, phải phản biện được các
ý kiến của tăng ni sinh tổ khác trong lớp. Theo thứ tự tổ 1, tổ 2, tổ 3 đại diện
người thuyết trình thảo luận, phản biện. Không khí rất sôi động.
Tổ 1 Tăng sinh Thích Minh Đăng đăng ký thuyết kệ 111 “ Ai
sống một trăm năm. Ác tuệ không thiền định. Không bằng sống một ngày. Có tuệ tu
thiền định”[2].
Đại ý: Nói tất cả chúng ta sống mà không có trí tuệ, để tu tập thiền định,
thì không bằng sống một ngày có trí tuệ để tu tập thiền định.
Tăng sinh Thích Minh Đăng tổ 1 thuyết trình
Tổ 2 đại diện người thuyết trình Tăng sinh Thích Minh Huy
thuyết trình về kệ 85 “ Ít người giữa nhân loại. Đến được bờ bên kia. Còn số
người còn lại. Xuôi ngược chạy bờ này”[3]. Theo Minh Huy đại ý bài kệ
nói lên lòng từ từ mẫn thương xót Đức Phật thấy rõ chúng sinh ít người bỏ ác
làm lành, ít người hướng tìm giải thoát ( học đạo giác ngộ, tức Phật pháp).
Tổ 3 đại diện ni sinh Thích Đàm Vui chọn kệ 61 trong phẩm
Ngu: “ Tìm không được bạn đường. Hơn mình hay bằng mình. Thà quyết sống một
mình. Không bè bạn kẻ ngu”[4]. Đại ý bài kệ: Nếu không tìm
được bạn tốt cùng chí hướng, phương pháp tu học thì nên sống một mình. Không được
giao du với bạn xấu, làm các hạnh xấu. Vì nếu thân gần kẻ ngu thì lâu ngày sẽ
ngu. Ngoài ra tăng ni sinh thuyết trình còn giải thích cho đại chúng trong lớp
hiểu những thắc mắc cần thiết, những thắc mắc đó chỉ có hội thảo hay thảo luận
mới có thể tìm ra, có phương án giải quyết triệt để thấy đạo, triết lý mầu nhiệm
đem lại an vui cho lữ hành.
Ni sinh Thích Đàm Vui hội ý cùng thành viên tổ 3 chuẩn bị lên thuyết trình
Đây là một cách mới lạ góp cho tăng ni
sinh tiếp thu bài mau nhất, chất lượng nhất tại lớp. Theo đại đức Thích Quảng Hợp,
nhận xét, Tăng ni sinh đã hiểu bài và tham gia thảo luận nghiêm túc, chất lượng
cả về chất lẫn về lượng. Với phương pháp giảng dạy và thảo luận theo nhóm như
hôm nay là quan trọng, cần thiết góp phần Tăng ni tiếp cận dần dần với thảo luận
nhỏ to trong các sự kiện của lớp, trường, và xã hội. Hy vọng, Tăng ni sinh học
lý thuyết cách hiểu nhanh tại lớp như thế, đem ứng dụng trực tiếp vào mới có an
lạc, như người nói lời hay, có làm có kết quả.
Qua buổi học và thảo luận hôm nay, thời
gian từ 8 giờ sáng tới 11 giờ 15 trưa kết thúc, kết quả thành tựu viên mãn. Mỗi thành thành viên trong lớp đều được thưởng 9 điểm. Thầy
trò ai ai cũng vui vẻ phấn khởi, có được tâm an trong hiện tại. Hy vọng, các
tăng ni sinh phát huy tu tập học và hành không thoái chuyển tâm bồ đề, hành
theo đúng lời Phật dạy đem lại lợi ích an lạc cho chính bản thân, cho chư thiên
và loài người, xứng đáng là đệ tử xuất gia của đức Phật cao thượng.
Cuối cùng là hồi hướng tất.
Một số hình ảnh ghi được buổi trong bài giảng và thảo luận:
Hội thảo chất lượng cần phải chuẩn bị dàn ý làm chủ kiến thức và giữ tâm bình tĩnh
Ai sống một trăm năm
Ác tuệ không thiền định
Không bằng sống một ngày
Có tuệ tu thiền định
Thà quyết sống một mình - Không bè bạn kẻ ngu
Ít người giữa nhân loại - Đến được bờ bên kia ( bờ giác ngộ, giải thoát)
Thích Đàm Vui đại diện tổ 3 thuyết trình
Tăng sinh Thích Minh Huy đại diện tổ 2 - Thích Minh Đăng đại diện tổ 1
Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật
[1]
Trích Lời nói đầu trong Tìm hiểu Kinh Pháp Cú của Thích Quảng Hợp, Bắc
Ninh (2014 – 2015)
[2]
Thích Minh Châu dịch (2014), Tiểu bộ Kinh tập 1 và 2, Kinh Pháp Cú, Nxb
Hồng Đức, tr. 48
[3]
Thích Minh Châu, Kđd, tr. 43
[4]
Thích Minh Châu, Kđd,tr. 39
Tham khảo Bản Kinh Pháp Cú Hán Tạng, Thích Nhất Hạnh dịch ghi đại ý trên trang Web Langmai
Tham khảo tài liệu: Tìm hiểu Kinh Pháp Cú của Thích Quảng Hợp, Bắc Ninh (2014 – 2015)