Phật giáo trong nước
Hà Nội: Lễ rót đồng đúc Đại hồng chung chùa Keo
17/05/2013 19:55 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sáng ngày 15/05/2013 nhằm ngày 06/04/Quý Tỵ. Quý thầy trụ trì và nhân dân tín đồ Phật tử chùa Keo tổ chức lễ hội truyền thống và lễ rót đồng đúc đại hồng chung
 

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT Thích Thanh Nhã - Ủy viên HĐTS GHPGVN – Phó trưởng BTS GHPGVN Tp Hà Nội; HT Thích Thanh Hưng – Phó ban Hướng dẫn Phật tử TW- Phó trưởng ban TT ban nghi lễ TW; HT Thích Thanh Phúc -Ủy viên TT HĐTS GHPGVN – Phó BTS GHPGVN – Tp Hà Nội; cùng chư Tôn đức TT HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN các tỉnh thành phía Bắc và các quận huyện trong địa bàn Thành phố/

Về phía chính quyền có ông Nguyễn Khắc Hình – Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch HĐND xã Kim Sơn; ông Nguyễn Hùng Cường – Phó Bí thư đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành và chính quyền sở tại và đông đảo Phật tử thập phương cùng về tham dự.

Tên Keo bắt nguồn từ ý nghĩa hai thôn Giao Tự và Giao Tất gắn bó với nhau như Keo Sơn. Làng Chè thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. 

Chùa Keo cách Luy Lâu khoảng 4 km về phía đông, thờ bà Keo tức bà Pháp Vân là một trong tứ đại Phật Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) thời cổ ở Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chùa Keo luôn luôn là nơi lui tới hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cách mạng trong vùng. Chùa được xây dựng cách đây hàng ngàn năm, khi đạo Phật bắt đầu du nhập vào nước ta. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần trùng tu lớn còn được ghi rõ trên các bia 1611, 1638, 1787... 

Trong kháng chiến chống Pháp chùa bị hư hại nặng vì bom đạn giặc nên được trùng tu lớn vào năm 1933. Chùa Keo nằm trên một khu đất cao rộng ở nơi khu cư trú của hai làng Giao Tất và Giao Tự, Chùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1993.

Chuông nặng 1 tấn rưỡi, cao 2m3 đường kính 1m2 do Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã – Hà Nội thực hiện, Đại lễ rót Đại hồng chung hôm nay là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích chùa Keo . Đặc biệt là sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật đúc Chuông cổ truyền kết hợp với đúc Chuông hiện đại, để bảo tồn tôn vinh các giá trị văn hóa Phật giáo.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch