Gần 5.000 người, gồm phật tử và cựu chiến binh, cùng nhau thực hiện lễ Pháp hội hộ quốc tiêu tai và cầu siêu tại khu văn hóa tâm linh thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Nhân kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất đất nước, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 30 năm thành lập thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa phối hợp với chùa Đại Từ Ân (Hà Nội), Ban liên lạc truyền thống cựu chiến binh Quân đoàn II và Ban liên lạc cựu chiến binh Đoàn 305 bộ binh dù đặc công tổ chức Lễ Pháp hội hộ quốc tiêu tai và cầu siêu.
"Cõi âm có được siêu thoát thì cõi dương mới được thanh bình, thịnh trị. Không một tấc đất nào, không một lá cây, ngọn cỏ nào không thấm máu xương của các anh hùng qua các thời đại", Thượng tọa Thích Tiến Đạt, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban tổ chức, chia sẻ.
Lễ Pháp hội hộ quốc tiêu tai và cầu siêu bắt đầu từ ngày 10 đến 13/4 tại Trung tâm văn hóa tâm linh huyện Hướng Hóa. Tham dự Lễ có 5.000 người đến từ khắp cả nước.
Lễ nhằm tri ân, báo ân các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên chiến trường Quảng Trị.
Ngoài ra, Lễ còn có sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và cựu chiến binh từng tham chiến tại Quảng Trị.
Phóng sinh chim bồ câu, cầu cho linh hồn các anh hùng liệt sĩ được siêu thoát.
Vào đêm 10/4, đêm văn nghệ “Tri ân đồng đội” do đội văn nghệ Đoàn 305 bộ binh dù đặc công trình diễn. Những cựu binh năm xưa nay cùng hòa ca tiếng hát với đồng đội như chưa từng có sự cách trở âm dương.
"Ai sinh ra cũng có tên tuổi, người lính nào cũng ra đi từ một làng quê. Tôi chỉ mong mọi người tiếp tục đóng góp để “ngôi nhà” nơi các anh yên nghỉ được khang trang. Và phải tìm mọi cách để trả lại tên tuổi cho các anh”, trở lại chiến trường xưa Trung tướng Phạm Xuân Thệ day dứt.
"Ai sinh ra cũng có tên tuổi, người lính nào cũng ra đi từ một
làng quê. Tôi chỉ mong mọi người tiếp tục đóng góp để “ngôi nhà” nơi các
anh yên nghỉ được khang trang. Và phải tìm mọi cách để trả lại tên tuổi
cho các anh”, trở lại chiến trường xưa Trung tướng Phạm Xuân Thệ day
dứt.
Những lời ca tiếng hát của các bộ đội, chiến sĩ Đoàn 305 như sống lại những giờ phút oanh liệt năm xưa.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa (Hà Tây, Hà Nội) cho biết, đây là lần đầu bà đến Quảng Trị, và cũng là cơ hội để bà tìm người anh trai. “Anh tôi tòng quân năm 17 tuổi. Đến 1972, gia đình nhận được giấy báo tử anh hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi vừa tròn 20 tuổi”, bà Nghĩa cho hay. Không tìm thấy mộ phần anh trai, bà Nghĩa chép lại tên tuổi những liệt sĩ có địa chỉ cùng quê để hy vọng, có chút cơ duyên thì người thân những liệt sĩ này sẽ tìm thấy mộ phần của người nằm xuống.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa (Hà Tây, Hà Nội) cho biết, đây là lần đầu
bà đến Quảng Trị, và cũng là cơ hội để bà tìm người anh trai. “Anh tôi
tòng quân năm 17 tuổi. Đến 1972, gia đình nhận được giấy báo tử anh hy
sinh tại chiến trường Quảng Trị khi vừa tròn 20 tuổi”, bà Nghĩa cho hay.
Không tìm thấy mộ phần anh trai, bà Nghĩa chép lại tên tuổi những liệt
sĩ có địa chỉ cùng quê để hy vọng, có chút cơ duyên thì người thân những
liệt sĩ này sẽ tìm thấy mộ phần của người nằm xuống.
Rất nhiều người từ các tỉnh phía bắc lần tìm từng dòng tên,
từng địa chỉ trong hơn 2.500 ngôi mộ, là người con của 32 tỉnh thành, ở
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hướng Hóa với hy vọng tìm thấy người thân.
Mùa xuân năm 1968, người lính Phạm Xuân Thệ cùng với nhiều đồng
đội đã làm nên chiến thắng Khe Sanh vang dội, được mệnh danh là “Điện
Biên Phủ” thứ 2 đối với người Mỹ. Trở lại Khe Sanh cũng là dịp để ông
cùng đồng đội nhớ lại những năm tháng ác liệt của chiến tranh.
Mùa xuân năm 1968, người lính Phạm Xuân Thệ cùng với nhiều đồng đội đã làm nên chiến thắng Khe Sanh vang dội, được mệnh danh là “Điện Biên Phủ” thứ 2 đối với người Mỹ. Trở lại Khe Sanh cũng là dịp để ông cùng đồng đội nhớ lại những năm tháng ác liệt của chiến tranh.
Quang Hà
Nguồn: http://vnexpress.net/