Hôm nay ngày 04/01/ 2015 (nhằm ngày 14/11/ Giáp Ngọ),
nhân dân Phật tử, chùa Song Quỳnh long trọng tổ chức đón rước an vị tượng Phật Di
Lặc bạch thạch lộ thiên tại vị trí chùa Song Quỳnh thị trấn Gia Bình, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh, nguyện cầu quốc thái dân an. Vui cười biểu hiện của hoan hỷ, hỷ xả biểu của
Di Lặc Phật.
Chương trình an vị tượng Phật
Di Lặc gồm có, niệm Phật cầu gia bị, tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham
dự, phát biểu của Phật tử cúng tượng, phát biểu lãnh đạo địa phương, tặng hoa
chúc mừng, tặng quà kỷ niệm, nghi thức an vị, hồi hướng lễ tất. Trong chương
trình đã dẫn trích cho biết nguồn gốc, ý nghĩa, tượng Phật Di Lặc, ảnh hưởng tới
đời sống tâm linh xã hội nói chung, Phật giáo nói riêng.
Người xưa có câu:
“Làm chùa, tô tượng, đúc chuông
Trong ba việc ấy thập phương nên làm”
Trong thời gian làm sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn
nhưng cứ tưởng nhớ tới hình tượng Di Lặc hoan hỷ ta lại hết buồn, nhưng Di Lặc
ngài đã tiếp năng lượng mới cho ta sống vượt khó khăn trong trần gian này.
Bụng to má núng đồng tiền
Vây quanh sáu trẻ ngả nghiêng reo hò
Với Phật Di Lặc(彌勒, ngài còn có tên là Vô Năng Thắng(無能勝), Vô Tam Độc, Từ Thị.
Trong đó Vô Năng Thắng có
nghĩa là không ai có thể thắng được ngài nữa. Vô Tam Độc là không còn bị “
tham, sân, si” chi phối nữa. Ngoài xưa phát tâm tu hành, chứng phép “Từ tâm tam
muội”[1], từ đó ngài lấy chữ “Từ” gọi
là Từ Thị (慈氏, Metteyya: Pāli)[2]. Từ
Thị có nghĩa là người lấy tình yêu thương hoan hỷ tới chúng sinh làm chính. Phật
Di Lặc thường lúc nào ngài cũng có biểu hiện hoan hỷ vui vẻ, không bao giờ ngày
buồn rầu. Di lặc cũng như bao đức Phật khác, có đầu đủ phúc đức và trí tuệ, có
khả năng hóa độ các chúng sinh. Theo một số kinh điển, nguyên Thủy, cũng Như Đại
Thừa có nói khi nào con người thọ tới 80 nghìn tuổi thì ngài ra đời hóa độ
chúng sinh tại Sa Bà. Còn ngày nay đức Di Lặc ngài đang thuyết pháp ở cõi Trời
Đâu Suất[3].
Theo sử chép thế kỷ VII, Huyền
Trang bên Trung Quốc sang Ấn Độ thỉnh Kinh Phật gặp vận hạn đã niệm danh hiệu
Di Lặc mà tai qua nạn khỏi. Từ đó nhiều người thường hay niệm danh hiệu ngài
thường tin và niệm cầu bình an và vui tựa như ngài.
Ta có thể hiểu theo giáo lý
Phật giáo, khi nào tâm trí ai hoan hỷ, vui vẻ thì người đó đang có Di Lặc xuất
hiện, nếu buồn sầu thì Di Lặc lại ẩn xa ta.
Hiện nay nhiều nước có Phật
giáo đều thấy xuất hiện Phật tượng Di Lặc, thí dụ như Trung Quốc đã tạc nguyên
tượng Di Lặc vào núi Lạc Sơn, chùa Bái Đính Việt Nam đúc tượng Di Lặc bằng đồng
100 tấn an trí trên núi cao, còn tới chùa Song Quỳnh thì được các Phật tử gia
đình Phật tử Tôn Đức Cảnh, gia đình Trần Quốc Toản, nguyễn Thị Thanh Huyền
(thành phố Việt Trì, Phú Thọ), cùng một số Phật tử khác đã phát tâm nhờ nghệ
nhân Nguyễn Xuân Lương quê Bắc Giang tạc tượng Di Lặc bằng đá trắng cúng về
chùa Song Quỳnh, thị trấn Gia Bình. Đại diện Phật tử các gia đình, Phật tử ông
Tôn Đức Cảnh đã phát biểu, là Phật tử chúng ta cần tu tâm tích phước cho con
cháu trong hiện tại và mai sau. Ta thường làm việc thiện, như tô tượng, làm đường,
từ thiện, thì tâm ta mới an, không phải
lo lắng, thì mới có thể vui vẻ tự tại như Di Lặc. Trong lúc đó Ban tổ chức nhận được của nhiều lẵng hoa tươi thắm, như của tập thể cô Bùi Thị Xuân tổng công ty xây dựng chùa. Tiếp theo, đại diện lãnh đạo
địa phương thôn Song Quỳnh, ông Hoàng Công Đương trưởng thôn phát biểu cảm ơn
ghi nhận những tấm lòng hảo tâm công đức cho nhân dân địa phương, và có tặng phẩm chữ "tâm" tặng các Phật tử phát tâm cúng tượng, cầu chúc gia
đình Phật tử bình an, hạnh phúc.
Trải qua một thời gian dài
10 tiếng đồng hồ bắt đầu rước tượng từ 2 giờ đêm tới 12 giờ trưa ngày 4/1/ 2015
đã đón rước, an vị thành công tượng Phật Di Lặc tại chùa Song Quỳnh.
Qua khóa lễ này, Đại đức
Thích Quảng Hợp cho biết, từ trước tới thời điểm này tại huyện Gia Bình chưa
chùa nào có tượng Di Lặc bằng đá to cao như ở chùa Song Quỳnh. Theo Kinh Diệu Pháp
Liên Hoa, phẩm Tùy Hỷ Công Đức, Phật Thích Ca nói với Di Lặc, nếu ai giảng Kinh
Pháp Hoa thì công đức người đó là vô lượng, nếu ai nghe kinh Pháp Hoa và sinh
ra tâm tùy hỷ, hoan hỷ, vui vẻ tán thán thì người đó phước đức vô lượng[4].
Ngược lại, người nào ghen ghét tức giận không vui vẻ trước thành quả người khác
làm được việc lành, người đó sẽ tổn phước, mọi người khinh chê. Do vậy, là người
cần phải biết hoan hỷ và tùy hỷ trước công việc tốt của người khác. Đó là điều kỳ diệu của Phât
pháp, nhân quả công bằng, ấy là bình đẳng tình thương của Phật tới các chúng
sinh.
Ngoài ra, Phật Di Lặc luôn
tươi cười đã đem tới cho chúng ta bức thông điệp, niềm vui luôn có trong mỗi tấm
lòng thanh tịnh của chúng sinh. Ta đã giác ngộ không còn chấp do tham, sân, si
chi phối, ta thường tươi cười trong niềm vui tịch tĩnh biểu hiện ra thế gian
nên thường vui cười, gần trần gian phiền não mà không bị phiền não chi phối, thật
tựa như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nhân dịp năm mới (2015), các
Phật tử phát tâm cúng dường, nhân dân, chùa Song Quỳnh tiếp nhận làm lễ an vị
tượng Phật Di Lặc, cũng là hướng tới ngày mồng 1 Tết hằng năm là ngày Khánh Đản của Di Lặc Phật, nguyện cầu quốc thái, dân an, vạn sự cát tường như ý.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Nghi thức an vị tượng Phật
Tượng chuẩn bị an vị
Nam mô Đương lại Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật chứng minh!
Chú ý:
Ngày mồng 1 tết hằng năm là ngày khánh Đản của Phật Di Lặc chúng ta nhớ tâm niệm cầu nguyện làm nhiều việc phúc thiện, cầu gì sẽ được như ý nguyện.
[1]
Đoàn Trung Còn, (2009), Phật học từ Điển, Nxb
TP HCM, tr.1236
[2]
Từ là Tình thương tự đáy lòng trong Tứ vô lượng tâm ( Từ, bi, hỷ, xả) của chư Phật, Bồ Tát
[3]
Theo Di Lặc Hạ Sinh Kinh, Từ Điển Phật học, Đoàn Trung Còn, Nxb TP HCM, tr.332
– 333]
[4]
Thích Trí Tịnh dịch (2012), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Hồng Đức, tr.398 -403