Thích Quảng Hợp*
Nguyễn Đức Khách*
Nam phần kinh Bắc, cách thành cổ Bắc Ninh khoảng
mười cây số theo đường chim bay, có một vùng quê mang danh là địa linh nhân kiệt. Đó là huyện Gia Bình. Xa
xưa thuộc vùng hồ Lãng Bạc[1],
song do cần cù lao động của bao thế hệ, cộng với sự chuyển hóa của thiên nhiên
đã biến cải thành bùn sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu trồng rau cấy lúa.
Đỉnh núi Thiên Thai - hướng tới Thị trấn Gia Bình - Tam Tổ Huyền Quang
Với tổng diện tích gần 11 nghìn hecta (ha) nằm ven bờ sông Đuống, có núi có
sông, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình của một vùng quê địa linh nhân kiệt, với
33 vị đỗ đại khoa, có 5 trạng nguyên trên 47 trạng cả nước. Trong đó Lê Văn Thịnh
là Trạng nguyên khai khoa, ông đỗ thủ khoa của Khoa Thi Minh Kinh Bác Sĩ, nho học
Tam Trường “ lần đầu tiên ở nước ta vào năm Ất Mão (1075), ông được phong chức
Binh Bộ Thị Lang và được vào cung dạy vua học. Vì vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới
có 7 tuổi, năm 1084 ông làm chánh sứ bàn cương xứ với nhà Tống, đòi lại cho nước
ta ba động, 6 huyện, do nhà Tống lấn chiếm từ lâu, năm 1085 ông được phong chức Thái sư – quan đầu triều[2].
Tuy nhiên theo Hồng Ngân căn cứ vào các Văn bia khảo cứu được, có bài Viết
“ Kinh Bắc – Bắc Ninh có bao nhiêu vị Đại khoa?” thì khảo cứu toàn được
các con số 677 vị Tiến sĩ, hoặc là 599 vị, hay là 614 vị, hay là 616 vị, trong
đó có nói tới “Bia “Kim bảng lưu phương” thứ 12 ghi khắc các nhà khoa bảng
Kinh Bắc đỗ thời Nguyễn, sau này căn cứ vào thác bản ở Viện Hán Nôm (do Bảo
tàng Bắc Ninh sưu tầm về phục chế lại) thì có 33 vị nhưng không phải toàn bộ là
đỗ đại khoa cả, mà cụ thể bao gồm: 15 vị đỗ đại khoa; 17 vị đỗ phó bảng”[3].
Qua đó ta thấy sự khẳng định về Các vị đỗ Đại khoa cũng đã có sự sai khác,
có lẽ là do theo chuỗi dài thời gian, không thống nhất địa giới hành chính,
cũng có thể vin theo một giải pháp nào tự thêm vào hay bớt đi số Đại khoa cho
phù hợp với điều kiện chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội thời ấy.
Với thời gian 11 năm, trên đường hoạn lộ (con đường thi cử học hành làm
quan)- Từ một thư sinh nghèo, mồ côi cha mẹ mà đã lên đến chức Thái sư quan đầu
triều, không mang quốc tích “ Hoàng tộc”, đủ thấy ông giỏi đến mức nào. Bên cạnh
nền văn hiến ấy. Gia Bình còn có những sự kiện đáng kinh ngạc của một vùng quê
nhỏ bé này mà có các vụ Quốc án thảm thê giáng xuống đầu những bậc hiền tài, có
lòng trung quân, ái quốc.
1. Vụ án Cao Lỗ Vương (? - 179 trước Công
nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần)[4]ông
quê xã Cao Đức, là nhà kiến trúc giỏi giúp An Dương Vương – xây thành Cổ Loa,
nhà khoa học, nhà quân sự chế tác Nỏ Thần “ liên châu”( bắn một phát có
thể ra hàng nghìn mũi tên) đánh bại quân nhà Triệu năm 218 Trước công Nguyên. Chỉ
vì trung quân, ái quốc và có tính cảnh giác cao, can ngăn nhà vua trong mối
tình “ Mỵ Châu Trọng Thủy” mà phải mang phế chuất. Có thể coi Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng
của trí tuệ và sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước, và giữ nước. Tuy
nhiên biểu tượng trí tuệ này có lẽ cũng chỉ biểu tượng cho trí tuệ tương đối,
chứ trí tuệ tuyệt đối theo Phật giáo còn
có trí tuệ Bát Nhã, trí tuệ siêu việt không sinh không diệt, không này không
kia.
Ảnh tượng Cao Lỗ Vương
2.Vụ án Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛, ? - ?), Tuy
nhiên, theo Ngọc Phả Lê Văn Thịnh sinh ngày (11/02 năm 1050 (Canh Dần) -
07/01/?). Qua đó ta thấy ngày tháng năm sinh còn chưa chắc chắn, biểu hiện vô
ngã về danh tính, và không cố định về thời gian, dấu “? - ?” Hai dấu “?” hỏi rằng ai đã hiểu triệt
về tên ông thực tướng thực tính là gì? Phải chăng là 1050 hay thế? Hay không phải
thế? Mà cũng có thể là thế mới có năm sinh của ông là 1050 như đã trích dẫn ở
trên. Song biết, ông quê xã Đông Cứu, huyện Gia Bình ngày nay. Vị Trạng Khai
Khoa – Quan Thái Sư một danh nhân lớn – nhà ngoại giao tài ba, vì trung quân,
ái quốc – bị kết tội “ hóa hổ hại vua” tiếm (僭)[5]
ngôi miễn tội chết lưu đầy biệt xứ.
Hình ảnh Lê Văn Thịnh
3. Vụ án Lệ Chi Viên – Nguyễn Trãi ( chữ Hán 阮廌, hiệu Ức Trai (抑齋) (1380 - 1442, tại làng Chi Ngại,
huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí
Linh, tỉnhHải Dương) bậc đại
công thần giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh, đất nước thanh bình thì bị khép tội
giết vua lãnh án “ tru di tam tộc”(誅夷三族)[6].
Hình ảnh Nguyễn Trãi
4. Vụ án Nguyễn Quang Bật (chữ Hán: 阮光弼; 1463 - 1505) là người đỗ
trạng nguyên năm 1484 dưới triều
vua Lê Thánh Tông, quê xã
An Bình, một người thông minh tột đỉnh, mới 21 tuổi đỗ Trạng Nguyên giữ chức “ Hàn
Lâm Hiệu Lý”, vì trung thành với di chiếu của vua Lê Hiển Tông, lập Lê Thuấn lên ngôi, bà Kinh
phi muốn bác di chiếu ấy để lập con trai bà là Lê Tuấn lên ngôi, đã mang vàng bạc
đút lót, nhưng ông không nghe, nhưng không may Lê Thuấn mất, Lê Tuấn lên ngôi
đã trả thù ông, cách chức và lưu đầy tới Nam Ninh ông đã nhảy xuống sông Tuấn
Tiết.
Cũng có tài
liệu cho rằng Nguyễn Quang Bật: “có ý chí "nhân định thắng thiên",
( con người có thể thắng trời đất), không tin vào số mệnh. Tương truyền trước
khoa thi ông nằm mơ thấy Thần hiện về báo mộng ông sẽ không đoạt giải cao; thế
nhưng ông tin rằng "Thần đâu
biết được việc người; phen này ta đỗ, đỗ thời trạng nguyên" và càng ra sức học. Đến kì thi Đình
ông đã đoạt được ngôi vị đầu bảng, giành lấy chức vị trạng nguyên. Làm quan Hàn
lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao
đàn Nhị thập bát Tú. Vì trái ý của Lê
Uy Mục nên bị giáng xuống Thừa Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở
sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá, và tặng
lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên". Vua còn cho dân địa phương lập
miếu thờ làm thành hoàng”[7]. Qua đó ta thấy Nguyễn
Quang Bật với tư tưởng không tin thần thánh, thần thánh không giỏi hơn con người
“ thần đâu biết được việc người”, con người không có số mệnh, không có số
mệnh sao lại phải bị chết oan. Có thể nói điểm này có phần giống tư tưởng Phật,
có phần khác so với tư tưởng nhà Phật. Với tư tưởng nhà Phật, con người cần phải
biết mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp, đủ duyên thì tụ, kém duyên
thì tán, đặc biệt phải tuân thủ theo lý nhân quả, cái này có cái kia có, thực
thể của nó là không cố định. Người tu chứng “ Tam Minh lục thông” có thể biết
được người, Thần lúc này là “ Đại thần” chỉ người đã giác ngộ thấy thần là vô
ngã, tức Không.
Cho đến nay đã 914 năm, nhiều vụ án
lịch sử đã được làm rõ, như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Quang Bật...đã
lần lượt được minh oan, còn vụ án của vị Trạng Khai Khoa, người thầy dạy vua, một
danh nhân văn hóa, một nhà ngoại giao lỗi lạc, vẫn còn treo lơ lửng trên đầu
người dân đất Việt, với hai tiếng “thực hư”. Mặc dù các triều đại phong kiến,
các bậc vua chúa đời nào cũng phong sắc cho ông là Thượng đẳng Phúc Thần ở nhiều
đình thờ ông, ở các huyện như Gia Bình, Thuận Thành, Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, và
huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Hiện nay đình còn giữ đến 11 đạo sắc của các Triều
đại. Và hiện nay các đình thờ ông ở Bắc Ninh đều được nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia – về sử liệu cũ trong
“ Khoa mục chí” của Phan Huy Chú đã ghi tên ông vào đầu bảng những người đỗ đạt.
Tại đền thờ ông làng Bảo Tháp – xã Đông Cứu còn lưu giữ Ngọc Phả ghi rõ thân thế
và sự nghiệp vào công tích của ông do” Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn
bản chính vào thời Lê Nguyễn.
Kế tiếp Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, quê ở Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh: “(1908–1996) là một giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục, Việt Nam. Ông là người soạn thảo và
ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên”[8]
. Có thể coi ông là nhà sử học Mác xít, nhà sử học chính xác như từng con Toán, trước
năm 1949 ông đã cho rằng: “ vụ án Lê Văn Thịnh, là câu truyện mê tín, huyễn
hoặc làm ảnh hưởng lớn tới chính trị thời Lý...”[9].
Sau Hoàng Xuân Hãn có Nguyễn Hữu, Châu Phan ông đã đưa ra những lý lẽ có tính
thuyết phục, vạch trần vụ án Hồ Dâm Đàm có sự xảo trá ông nói: “ đọc lịch sử
Việt Nam ta thấy không biết bao nhiêu vụ án huyền hoặc tương tự, không biết bao
nhiêu nhân tài quốc gia bị hủy diệt, bởi bản thân vua chúa muốn giữ độc quyền
Thống trị, nên rất sợ những bậc tài năng, ngoài ra ông còn phê phán các sử gia
phong kiến thời ấy trong vụ án này là bưng bít, sao chép, nịnh bợ...”.
Trong xã hội, các vấn đề không phải thật, con người dùng xảo ngôn, xảo ngữ che
giấu sự thực, một ngày nào đó duyên đủ ( tức điều kiện đầy đủ), sự thực sẽ được tỏ tường. Nhưng đợi tới ngày tỏ
tường các vấn đề oan, phiền não của cuộc trần ai thì không phải dừng lại mà phải
luôn tìm hiểu.
Với Vũ Văn Mẫn – một sử gia miền Nam. Trong “ Dân Luật khái luận”,
trước năm 1975, đã không tiếc lời, ca ngợi Lê Văn Thịnh, đã phân biệt rõ ràng
khế ước, ủy nhiệm hoặc ký thác với quyền sở hữu.... Đối với các nền pháp luật
phương Đông không nói đến dân luật, lời biện minh trên đây là của Lê Văn Thịnh,
cho ta thấy cái nhìn nhận giá trị chuyên môn của những người được cử ra cầm
cân, nẩy mực ở thời ấy.
Gần đây nhất trong tham luận hội thảo Khoa học về Lê Văn Thịnh, giáo sư
Hoàng Xuân Chinh và Trịnh Cao Tường cho rằng: “Lịch sử Việt Nam thời phong kiến,
hầu như ở mọi thời đều đầy dẫy các vụ án chính trị nhưng không có vụ nào lại
hài hước và ngụy tạo như vụ án Lê Văn Thịnh. Người vẫn được coi là Trạng Nguyên
Khai Khoa, vị Thái sư lừng danh của vương Triều Lý trong lịch sử Việt Nam. Vậy
mà gần 900 năm, nhiều vụ án lịch sử đã được làm rõ và lần lượt được minh oan. Vậy
mà đến nay một danh nhân văn hóa xuất chúng, nhà ngoại giao lỗi lạc, nhà giáo
được cả nước trân trọng, vị Thái sư có tài kinh bang tế thế, đến kẻ thù cũng
không phủ định được công lao to lớn của ông như, Lê Văn Thịnh vẫn còn trôi nổi
mờ ảo dưới lớp sương Hồ Tây. Chúng ta phải giải tỏa nỗi đau nhân tình, không chỉ
có thăp hương tưởng niệm, mà phải bằng các nguồn tư liệu và luận điểm khoa học
để minh oan cho ông…”.
Tiến sĩ Trần Đình Luyện: đối với nhân vật lịch sử Lê Văn Thịnh có nhiều uẩn
khúc, cần đánh giá công bằng khách quan khoa học, không chỉ căn cứ vào những
dòng chữ ghi chép giản lược và mơ hồ trong vài ba cuốn sử cũ một cách ngắn ngủi
mà phải căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu, di tích, di vật để… nghiên cứu tổng hợp
làm rõ vụ án Trạng nguyên hóa hổ trên mặt nước Hồ Tây…
Giáo sư Đỗ Huy nói ông “ Lê Văn Thịnh” là
người thông minh xuất chúng. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tri nhân
tâm, nhà tri thức uyên bác, nhà ngoại giao ứng đối thông minh tài ba độc nhất
đương thời, một ông thầy dạy vua thành bậc minh Quân trị vì lâu nhất trong lịch
sử Việt Nam…Vụ án Lê Văn Thịnh rõ ràng là vụ án được dàn dựng, thất bại của ông
cũng như của Nguyễn Trãi là tất yếu…
Tiến sĩ Đinh Công Vĩ, Quỳnh Cư: riêng
chúng tôi những nhà khoa học nghĩ đến một nhà giáo, nhà ngoại giao, mang một
oan án hơn 900 năm chưa được minh oan mà nước mắt đầm đìa, khóc cho một nỗi oan
ân tình thế thái.
Trên đây, những biện bạch và dẫn chứng
hùng hồn của các nhà khoa học, các Giáo sư tiến sĩ sử học Việt Nam, chưa kể đến
các bài phát biểu của các Giáo sư như Lê Văn Lan, Dương Trung Quốc, Vũ Ngọc
Khánh, Đỗ Văn Ninh, Trong vụ phá nghi án Hồ Dâm Đàm của tác giả và đạo diễn Từ
Khôi.
Vậy qua những tài liệu có thể thực sự một
vụ án dàn dựng một cách quá hài hước, mà có lẽ các bậc vua và các sử gia thời ấy
thì có thể nghe và tin được, giả sử nếu xẩy ra ngay thời Lê cho đến bây giờ chắc
chẳng có ai tin. Vì nó vô lý đến tận cùng: người hóa hổ, hổ hóa thành người. Thế
mà mọi người cũng ngộ nhận cho là thật.
Điều phi lý thứ hai là hại vua tiếm quốc
(cướp ngôi)? Vậy tiếm quốc cho
ai? Trong lúc ấy ông chỉ có một mình, vợ con không có, bè cánh cũng không. Vì
ông có gia đình thì khi lâm nạn phải có người liên lụy, và nếu có bè cánh thì tại
sao một vụ án tầy trời mà các sử gia như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên lại không liệt
kê được ai là tòng phạm, sau đó đến Vũ Quỳnh, Phạm Công Chứ cũng chẳng có gì
hơn. Còn nữa, đến năm 1272 sử gia Lê Văn Hưu mới viết về vụ án này, tức là sau
sự việc xẩy ra 176 năm, sử liệu không có, chắc văn học hóa từ những câu dân
gian truyền miệng, hoặc đến xem Thần Tích tại đền Thờ Mục Thận bên mép Hồ Tây.
- Năm 1479 sử gia Ngô Sĩ Liên viết tiếp, tức sau vụ án 383 năm. Tuy có
nghi ngờ nhưng cũng chỉ nói chung chung là...” Kẻ làm tôi định giết vua, cướp
ngôi mà được miễn tội chết là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật”,
ngoài ra cũng không bàn gì thêm chỉ sùng chính Tùng Thư.
Vậy vụ án Hồ Dâm Đàm thực hư đã rõ. Vậy ta phải nghĩ gì, làm gì cho phải?
Đành rằng cho đến hôm nay chắc chẳng ai hạ bút phê chuẩn vụ án: Thái sư Lê Văn
Thịnh hóa hổ hãm hại vua Lý Nhân Tông Hồ dâm Đàm là sai. Bởi vì đã 914 năm qua
các triều đại mà có các vị vua sáng suốt như Lê Thánh Tông, thời Lễ vua Minh Mệnh,
thời Nguyễn cũng chỉ phong sắc cho ông là Phúc Thần, nghĩa là ghi nhận ông có
công với dân với nước mà thôi.
Đến nay Đảng và nhà nước cũng cấp bằng di
tích lịch sử cấp Quốc gia cho những đình, đền thờ ông. Nhất là ngôi đền thờ ông tại làng Bảo Tháp, xã
Đông Cứu, huyện Gia Bình, nơi sinh ra ông, được nhà nước đầu tư trên hàng chục
tỷ đồng, để xây dựng lại đến nay đã khánh thành và đưa vào thờ phụng, và đã gắn
biển Ngàn năm Thăng Long Hà Nội trước ngày 10 – 10 – 2010.
Tóm lại, nhờ duyên lành, đồng tác giả đã nghiên cứu, thu thập cứ liệu viết luận về “ Ấn tượng một
vùng quê Kinh Bắc”, chắc rằng với kết quả trên đã nêu ra được một số kết quả
về: quê hương, con người, vụ án oan, giải oan cho một số bậc Hiền tài của Đất nước
Việt Nam nói chung, Gia Bình nói riêng. Đó là những điểm đã đạt được. Tuy nhiên nếu
đứng trên lập trường duyên sinh vô ngã, quán các sự vật là không thực tính,
không chấp thì không còn gì để nói. Song chúng ta còn ở chung với thực tại, lại do
nhiều các duyên khác như: cứ liệu trước không chính xác, nên trích luận nhầm dẫn
tới lý luận sai, kết quả nhầm ( sai một ly đi vạn dặm)... Nếu có phần khiếm khuyết
nào mong các bậc tiền bối phát hiện xin góp ý bổ khuyết để bài luận này ngày một hoàn
thiện thêm về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, góp phần hữu ích cho cuộc sống trọn đạo
lẫn đời tốt hơn./.
*******
* Trần Văn
Thành, Th.s Triết học Học Viện KHXH – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam
* Nguyễn Đức Khách thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (đt: 01678563437)
[1]
Trích Lịch sử Đảng Bộ huyện Gia Bình
[2]
Trần Quốc Vượng, Phát biểu nhân ngày Hội thảo Hà Bắc, Hội Thảo với chủ đề: Sự
Thật vụ Án Hồ Dâm Đàm, sở Văn hóa tỉnh Hà Bắc Tổ chức, năm 1992
[3]
Hồng Ngân, http://baobacninh.com.vn/news/kinh-bac-bac-ninh-co-bao-nhieu-vi-dai-khoa/ Thứ sáu, 07/10/2011 - 08:53
[4] http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao Lo
[5]
Tiếm: kẻ dưới giả thác lấn ngôi người trên, theo Từ Điển của Thiều Chửu
[6]
http://vi.wikipedia.org/wiki/ tru
di tam tộc: một hình phạt tàn bạo thời phong kiến ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa.. chữ Tru và Di đều
mang nghĩa giết sạch, Tam tộc là ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc họ chồng)/
[9] http://www.vanphongluatsu.com.vn/nhung-vu-an-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam