Phật giáo trong nước
Bắc Ninh:Thỉnh Kinh Pháp Hoa bạch Phật cầu an
Nguồn tin: Văn Thành
24/11/2014 20:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hôm ngày 22/11/ 2014 (ngày 1 tháng 9 Nhuận năm Giáp Ngọ), Đại đức Thích Quảng Hợp cùng Phật tử lên Phân viện Nghiên cứu Phật học,  Chùa Quán Sứ, Hà Nội thỉnh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa về chùa làm lễ bạch Phật, khai kinh, nhiễu Phật cầu an. Đây là cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa do HT Thích Tuệ Hải dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, được tái bản mới nhất hiện nay tại Việt Nam


Hôm ngày 22/11/ 2014 (ngày 1 tháng 9 Nhuận năm Giáp Ngọ), Đại đức Thích Quảng Hợp cùng Phật tử lên Phân viện Nghiên cứu Phật học,  Chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Hà Nội thỉnh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trọn bộ - Tái bản, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm PL 2558 – DL 2014 về chùa làm lễ bạch Phật, khai kinh, nhiễu Phật cầu an. Đây là cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa do HT Thích Tuệ Hải dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, được tái bản mới nhất hiện nay tại Việt Nam.

IMG_2027.JPG

Đại đức Thích Quảng Hợp chụp ảnh lưu niệm cùng với Tổ Tuệ Bi chùa Quán Sứ

 Như chúng ta đã biết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh trọng yếu của đạo Phật, với tư tưởng đại Thừa, Khai tam hiển nhất, mục đích khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, giúp chúng sinh thoát khỏi sự chấp trước trở về với bản Tính vốn có của mình.

 Nên vừa qua, tại trường hạ Tùng Lâm Quán Sứ đã Khai giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa bản dịch do Hòa Thượng Thích Tuệ Hải, Nxb Tôn giáo, năm PL 2548 – DL 2004. Bản dịch này dễ theo dõi vì lời văn gọn gàng, giản dị, xúc tích, phù hợp với các tầng lớp lứa tuổi. Tuy nhiên, do kỹ thuật vi tính nên một số từ trong lời dịch, hồi hướng sang từ khác dẫn tới khác ý câu văn, ảnh hưởng tới Phật tử sơ cơ học đạo. Thí dụ cùng một tác giả HT Thích Tuệ Hải dịch nhưng lần tái bản vào năm 2004, Kinh diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Tôn giáo trang 569 có câu ghi: “ Tường đẹp sáng ngời khôn xiết kể”. Câu này nếu cứ để chữ “ tường” thì nghĩa không hợp với Kinh, ý đúng của nó là ca ngợi vẻ đẹp sáng ngời của Phật. Do vậy phải dùng “ Tướng đẹp sáng ngời khôn xiết kể” thì phù hợp với Kinh hơn.

Bản Hán Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần dịch từ Phạn sang Hán có nói tới khi Phật giảng Kinh này thì khi đó Phật đã khoảng 70 – 72 tuổi, và ghi: “迦樓羅聲” tức là tiếng Ca Lâu La[1]. Nhưng ở bản dịch của HT Thích Tuệ Hải tái bản lần thứ nhất vào năm 2004, ghi là “tiếng Ca Lầu La”[2], từ “lầu” là từ dịch nghĩa của từ “ Lâu”, ở đây danh từ Ca Lâu La là chỉ chim Ca Lâu La nên để nguyên thì phù hợp hơn. Nên tái bản Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lần này đã chỉnh được một số từ cho phù hợp với bản Kinh gốc Hán, cũng là phù hợp với văn phong, cách tụng đọc phổ thông của Phật tử hơn. Nhờ tái bản lần này có cái mới nữa đã thêm vào các hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật Di Lặc, Phật mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni, Dược sư lưu ly Quang Vương Phật, Phật A Di Đà, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Đa Bảo. Các danh hiệu Phật này gần gũi với đời thường, chúng ta thường đọc, niệm tên các Ngài cảm thấy tâm không ngã mạn, hết phiền muộn, tăng từ bi, được bình an. Cái thú vị khi nhìn thấy hình ảnh Đức Phật Thích Ca và hình ảnh Phật Đa Bảo ta lại nhớ thấy chính hai vị Phật này đã ngồi chung cùng một tòa, chung một bảo tháp, minh chứng sự hy hữu của Phật pháp, tùng địa dũng xuất ( từ tâm xuất hiện) của mỗi chúng sinh trong chính Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Cái mới tiếp theo Ban biên tập đã thêm phần Mục Lục để dễ bề theo dõi, nghiên cứu trang 581 – 582.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm công đức của Pháp sư thứ 19, Phật nói: “Đại Bồ Tát Thường Tinh Tiến rằng: Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, thụ trì kinh Pháp Hoa này, dù là đọc tụng, giải nói, viết chép, người ấy sẽ được tám trăm công đức nơi mắt,một nghìn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi lưỡi, tám trăm công đức nơi thân, một nghìn hai trăm công đức nơi ý.... Dùng tai thanh tịnh ấy, nghe khắp tất cả ba nghìn đại thiên thế giới, dưới đến địa ngục A Tỳ, trên đến cõi trời Hữu Đỉnh... tiếng Ca Lâu La[3].  Đoạn này Phật nói tới công đức của người giảng kinh Pháp Hoa, viết chép ( đồng nghĩa việc in ấn), đọc tụng, thì công đức của người ấy rất lớn. Người giảng được đúng nghĩa, thụ trì, gìn giữ như ý Phật thì tâm người đó phải thanh tịnh, hiền lành thực sự, tâm đã giác ngộ, và giải thoát rồi. Việc đem những công đức ấy để trang nghiêm thân cũng đều là hiển nhiên theo tự tính[4] vốn có của nó.

IMG_2087.JPG

Kinh Pháp Hoa được dâng lên bạch Phật tại chùa Hưng Sơn - Viêm Xá

 Để đóng góp cho việc hoằng pháp được tốt hơn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa với tư tưởng Đại thừa, “khai tam hiển nhất”( khai ba thừa: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thành Phật Thừa), mục đích của Phật nói rõ trong khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, giúp chúng sinh thấy rõ Phật Tính trong tâm mỗi chúng ta. Để ủng hộ, và bảo vệ Tam Bảo, bảo vệ Kinh Phật, người đó được bình an, vận hạn tai qua nạn khỏi, công việc hanh thông.

 Tổ Tuệ Bi chùa Quán Sứ đã không quản ngại đã giáo hóa các Thiện nam tín nữ Phật tử, đã phát tâm để hoằng pháp bằng cách in ấn tống Kinh Diệu Pháp Liên Hoa để làm Phật sự tới các tự viện, để thầy trò trong các tự viện đó có điều kiện giảng kinh, tụng niệm, nghiên cứu liễu ý kinh Phật hoằng pháp được sâu rộng, đem lại lợi ích cho chúng sinh mười phương.

Với tấm lòng nhiệt huyết của Tổ Tuệ Bi Chùa Quán Sứ nhất tâm vì Phật pháp như thế. Với xu thế thời đại khoa học phát triển như vũ bão, các Phật tử tiếp cận với khoa học, tu tập đọc tụng ngày càng nhiều, tiếp nhận tinh thần Đại thừa rộng mở, thương yêu, giúp đỡ cùng tinh tấn. Do vậy, Đại đức Thích Quảng Hợp rất cảm động, rất vui khi biết Phật tử hiểu cuộc đời là vô thường ( không bền chắc, nay có mai không), quyết gắng học Phật tu tập theo tinh thần Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đại đức nhất tâm cất công lên tận chùa Quán Sứ thỉnh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa từ tổ Tuệ Bi Chùa Quán Sứ, Kinh này đã được tái bản  mới vào 4 tháng 09 năm 2014.

Tổ Tuệ Bi Chùa Quán Sứ dâng về chùa Cảm Ứng núi Thiên Thai 30 cuốn, chùa Song Quỳnh thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình 50 cuốn, chùa Hưng Sơn thôn Viêm Xá xã Hòa Long TP Bắc Ninh 100 cuốn.

Tại chùa Hưng Sơn thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh, Đại đức Thích Quảng Hợp cùng gần 200 Phật tử trong thôn Viêm Xá đã tu lễ hương, hoa, đăng, trà, quả thực hiến cúng Phật, tác bạch Phật chứng minh công việc thỉnh kinh cầu an này.

IMG_2085.JPG

Nghi thức gồm, nguyện hương, sám hối tổng, bình tọa tụng lư hương các chú, tâm kinh Bát Nhã, niệm Phật 7 tràng, nhiễu Phật ba vòng quanh chính điện chùa Hưng Sơn.  Sau đó đại đức đã giảng giải thêm Kinh  Pháp Hoa là do Phật Thích Ca giảng tại núi Linh Thứu bên Ấn Độ, với tư tưởng Đại Thừa ( Khai tam hiển nhất), giáo lý Duyên sinh, vô ngã, phá chấp phá ngã, độ cho các chúng sinh có duyên với Phật, với chúng sinh nào, gột sạch thân, miệng, ý thanh tịnh khởi lòng tin Tam Bảo, tin Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Ngoài ra đại đức còn giải thích phương pháp tọa Thiền như trong Kinh Pháp Hoa diễn tả Đức Thích Ca Thiền Định tam muội giúp các Phật tử chùa Hưng Sơn biết ngồi Thiền kết hợp với niệm danh hiệu Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật liên tục, không gián đoạn, tránh niệm tà, dễ nhất tâm, an lạc, giác ngộ mau hơn.

Chương trình thỉnh kinh làm lễ liêm hương bạch Phật, khai kinh nhiễu Phật cầu an, giải hạn, cầu vạn sự như ý trong khoảng từ 12 giờ trưa tới 21 h 30 phút tối cùng ngày thành công viên mãn.

 Thay mặt cho các Phật tử, chùa Hưng Sơn xin gửi lời cảm ơn tới tổ Tuệ Bi Chùa Quán Sứ - Phân viện Nghiên cứu Phật học, các Phật tử, và các thí chủ phát tâm tịnh tài góp phần vào công việc ấn tống, chỉnh sửa tái bản, thỉnh kinh làm Phật sự này. Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả. Đệ tử và chúng sinh. Đều trọn thành Phật đạo.

Sau đây là một số hình ảnh thỉnh kinh, bạch Phật, nhiễu Phật:

IMG_2085.JPG

IMG_2070.JPG
  
Đại đức Thích Quảng Hợp đang giảng Kinh Pháp Hoa

IMG_2041.JPG

IMG_2063.JPG

IMG_2078.JPG
Phật tử xin lộc nhân ngày lễ khai kinh Pháp Hoa nhiễu Phật cầu bình an

IMG_2085.JPG

IMG_2089.JPG

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh./.

[1] http://www.hoalinhthoai.com/buddhistdictionary: Chim huyền thoại, đứng đầu loài có cánh, kẻ thù của loài rắn. Theo Ấn Độ giáo, thần Vishnou thường cưỡi chim Garuda này.

[2] Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thích Tuệ Hải dịch ( 2004), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Tôn giáo, trang 439

[3] Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phân viện nghiên cứu Phật học, HT Thích Tuệ Hải dich (2014), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Hồng Đức, tr.439 – 441.

[4] Tự tính vốn không sinh không diệt, không có không không, bản lại diện mục của lục căn, công đức của chúng luôn vắng lặng, thực thể vốn Không. Có được thế cần phải quán các pháp theo lý duyên sinh các pháp là vô ngã.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch