Phật giáo trong nước
131 người tình nguyện hiến xác cho khoa học
01/12/2014 20:45 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tối ngày 29/11/2014 tại chùa Giác Ngộ - Quận 10 - Tp.HCM, nhà chùa đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất gia của Thượng tọa Thích Nhật Từ.

Trong các sự kiện của buổi lễ, đáng chú ý từ trước đó một tháng, TT.Thích Nhật Từ đã truyền nhiệt huyết để có đến 131 tăng, ni, phật tử và có cả những người chưa phải là phật tử đăng ký hiến xác cho khoa học. 

Sự kiện đó đã làm cho buổi lễ kỷ niệm 30 năm xuất gia của Thượng tọa Thích Nhật Từ hết sức có ý nghĩa, vì có lẽ đây là sự kiện có đông đảo người đăng ký hiến xác cho khoa học nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và trên thế giới?
 
Trong đó có 18 vị tăng, ni, tổng số nam giới là 38, người nhỏ tuổi nhất là 20 tuổi (sinh năm 1995) và lớn tuổi nhất là 74 (sinh năm 1940). Ngay sát đến giờ buổi lễ diễn ra vẫn còn có một chiếc xe hơi đậu sát cổng chùa xin được vào đăng ký hiến xác, không biết là trong lúc đông người thế này, người thanh niên này có gặp được người phụ trách công việc này nữa không, nhưng xem ra anh  rất quyết tâm khi để chiếc xe hơi ngay cổng chùa mà ngay tại lúc này và trên quãng đường đông người và nhỏ hẹp thế thì mới biết là anh rất quyết tâm cho việc làm cao quí này. Có lẽ không chỉ có riêng anh mà chắc chắn rằng sẽ còn có những người khác cũng có tấm lòng vì “cái chết phục vụ cho sự sống”.

Cô nhân viên tiếp nhận làm hồ sơ của Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã nói “chúng em chưa bao giờ lại được làm thẻ cho nhiều người trong một lúc thế này, nhưng em  sẽ cố gắng làm thẻ nhanh cho kịp trước ngày 28 cho nhà chùa”. (Thẻ có  dán hình và được ép một cách trang trọng như một CMND). 

Hiến xác hoặc các bộ phận cơ thể cho khoa học là bố thí nội tài, một hành động nhân văn cao cả, là ứng dụng thiết thực của tâm từ bi, phù hợp với văn hóa và đạo đức Phật giáo, đáng được tôn vinh và noi gương. TT.Thích Nhật Từ và rất nhiều các vị Tôn túc khác đã có nhiều bài thuyết giảng nói về việc bố thí nội  tài này và chúng ta hãy cùng lắng nghe TT.Thích Nhật Từ chia sẻ  trong buổi lễ này thêm một lần nữa “Trong đạo Phật có khái niệm bố thí, hiểu theo nghĩa đen là hiến tặng sở hữu vật của chúng ta cho những người có nhu cấu. Bố thí có hai phạm trù, đối với bố thí nội tạng đó là điều mong mỏi nhất trong thời đức Phật, sau khi Ngài chủ trương thì hiếm có ai thực hiện được. Bố thí nội tài là hiến tặng các mô và tạng của cơ thể vào thời đức Phật chưa có thể thực hiện được khi nắp ghép tạng từ người A sang người B, nhưng khái niệm bố thí tạng và cơ thể cho con người được đức Phật kêu gọi và chia sẻ những phẩm đời đang cần đến mô tạng và cơ thể là một trong những ứng dụng cụ thể trong đạo Phật. 
 
Tại Ấn Độ, thời xa xưa có nhiều phong tục tống táng con người, trong đó có thiên táng tức là thi thể người chết được treo trên cây cho các con vật khác ăn. Bằng phương pháp tống táng này thì người thân của người quá cố cho rằng các con vật sẽ hạn chế được các nghiệp sát đối với các con vật nhỏ bé hơn chúng ít nhất là vài ngày. 

Như vậy là từ thời xa xưa người ta đã ý thức được rằng: biến thi thể vốn vô dụng trở thành hữu dụng  cho sự sống. Đức Phật thì sâu sắc hơn thay vì cho các loài thú ăn thì Ngài kêu gọi hiến tạng và hiến xác cho khoa học bằng khái niệm bố thí nội tạng. Chỉ từ ngày 24 tháng 10 cho đến nay đã có hơn 130 người hưởng ứng lời kêu gọi hiến xác cho khoa học, đó là một nghĩa cử cao thượng mà người bố thí cơ thể sau khi chết sẽ có được cơ hội tái sanh  nhanh chóng hơn, vì ngay khi còn sống họ đã ý thức được rằng thân thể này không còn là của mình nữa, mình đã vay mượn nó mấy chục năm và trong mấy chục năm vay mượn đó ta biến cuộc đời này trở thành hữu dụng cho ngườ thân, gia đình, xã hội và thế giới…chúng tôi rất mong rằng việc hiến xác, hiến mô cho khoa học tiếp tục được truyền bá để trở thành một công cụ phục vụ cho nghiên cứu y khoa và giúp cho những người hữu duyên tái sanh thêm một lần nữa trong kiếp sống hiện tại bằng ghép tạng.”

Tiến sĩ Dương Thị Ngọc Châu trưởng Bộ môn Giải phẫu, đại diện cho bác sĩ, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã nói “Trong quá trình đào tạo để trở thành Bác sĩ y khoa, sinh viên phải trải qua rất nhiều môn học, mà trong đó môn giải phẫu học là một môn vô cùng cần thiết vì nó giúp cho sinh viên hiều rõ ràng về cơ thể con người, phục vụ cho việc thăm khám và điều trị bệnh nhân một cách chính xác nhất. Để học tốt được môn này, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là thi hài và tiêu bản người thật...., đáp ứng nhu cầu của xã hội của công tác giảng dậy, thực tập nghiên cứu của sinh viên ngày càng tăng cao nhưng thi hài tiêu bản ngưởi thật thì lại vô cùng thiếu thốn nên việc học tập, nghiên cứu của sinh viên còn nhiều hạn chế, đó cũng là điều mà chúng tôi trăn trở trong việc học tập, đào tạo, nghiên cứu của sinh viên cũng hư sự phát triển cho nền y học Việt Nam trong tương lai nói chung và bộ môn Giải phẫu nói riêng…”.

Khi được tiếp cận với một trong những người hiến xác, bạn Thảo Trang một cô gái hãy còn rất trẻ, cô mặc một bộ áo dài trắng, nhìn cô như một nữ sinh, cô tâm sự khi được hỏi vì lý do gì mà cô lại tình nguyện đi đăng ký hiến xác cô nói: “trước hết, em là một phật tử, em đã được nghe nhiều bài giảng của Thầy về việc này nên rất thấy rõ việc mình đăng ký hiến xác cho khoa học là một việc làm noi theo đức Phật và thấy nó quá thiết thực và ý nghĩa cho cuộc đời. Em còn vận động thêm được 10 người nữa trong gia đình và bạn bè cũng hiến xác…”. 

Vâng! Cái chết để tiếp nối cho sự sống hay là một món quà tặng cho cuộc sống thì cũng đều mang ý nghĩa rất thiết thực và có ích cho cuộc sống này vô cùng. 

Xin cám ơn những con người đã vì sự sống của người khác đã mang cho đời một món quà tặng cao quí và có ý nghĩa sâu sắc hơn bất cứ món quà tặng nào sánh ví được.  Một lần nữa Thầy lại tạo cơ hội gieo duyên cho chúng con được làm những việc lành như thế này. Xin cám ơn Thầy, một buổi lễ tri ân Thầy nhân dịp 30 năm xuất gia của Thầy thêm ý nghĩa và lay động lòng người. 

http://phatgiao.org.vn/

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch