Đến chứng minh và tham dự có HT. Danh
Nhưỡng – Phó Pháp chủ GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông
Khmer tại Tp. Cần Thơ,Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang; HT.
Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch, trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Viện
trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; HT. Thích Thiện
Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó
Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Hoằng phá TW; chư Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, các
Ban – Viện TWGH, Văn phòng TWGH, Ban Trị sự và Ban Hoằng pháp các tỉnh,
thành hội Phật giáo toàn quốc; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các Tự, Viện
trong và ngoài tỉnh; hơn 1.000 Tăng Ni giảng sư trong cả nước và khoảng
30 ngàn Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự.
Lễ khai
mạc hân hạnh đón tiếp ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN; ông Bùi
Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Trương
Quốc Tuấn – Bí Thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang; ông Đào Nghĩa Nghiêm – Phó
Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang; ông Lâm Hoàng Sa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Kiên Giang; ông Phan Thanh Bình – Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân
vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Kiên Giang; quý ông, bà đại diện các Sở, Ban
ngành tỉnh Kiên Giang, Tp. Rạch Giá, các huyện trong tỉnh Kiên Giang.
Đặc biệt, các chức sắc, chức việc các tôn giáo bạn tại Kiên Giang đến
tham dự và tặng những lẵng hoa chúc mừng.
Trong lời phát biểu khai mạc, TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó
Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN cho biết:
“Phật giáo đã có mặt
tại Việt Nam trên hai ngàn năm. Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo
có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Ngay từ buổi bình minh có mặt tại Việt Nam, trung tâm Phật giáo Luy
Lâu đã đào tạo nhiều Tăng tài cho đạo pháp, trước cả trung tâm Bành
Thành của Trung Quốc. Phật giáo có những giai đoạn đỉnh cao như thời Lý,
Trần, Phật giáo là quốc đạo, nhiều bậc cao Tăng là Tăng thống, cố vấn
chính trị cho các vua phong kiến Việt Nam. Những thành tựu của Phật giáo
Việt Nam trong quá khứ, trong đó phải kể đến công tác Hoằng pháp được
đẩy mạnh đến tất cả vùng miền của đất nước.
Từ những thập niên 30 đến thập niên 70 của
thế kỷ 20, Giáo hội bấy giờ đã thành lập Giảng sư đoàn để công tác
Hoằng pháp được triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân, từ miền
ngược đến miền xuôi. Đến thập niên 80 của thế ký 20, năm 1981, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên
của thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, thống
nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các Phật sự theo phương châm Đạo
pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội.
Hơn một phần thế kỷ hình thành và phát
triển, gần 6 nhiệm kỳ hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đạt được
nhiều thành quả to lớn, viết nên một trang sử vàng mới của 2.000 lịch sự
Phật giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, công tác Hoằng pháp luôn được các
cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương quan tâm
đặc biệt, triển khai sâu rộng, hàng ngàn Tăng Ni giảng sư được Ban Hoằng
pháp TW đào tạo, Giảng sư đoàn được thành lập từ cấp trung ương đến cấp
tỉnh, thành, mỗi Tự, Viện là một đạo tràng truyền bá Chánh pháp, mục
đích duy nhất là đem đạo vào đời bằng chính trái tim, tâm hồn Việt Nam,
góp phần tích cực để xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
Hội thảo Hoằng pháp
toàn quốc lần này chính là dịp để Giảng sư các tỉnh, thành chia sẻ kinh
nghiệm, thảo luận và đề ra định hướng cho công tác Hoằng pháp của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam trong năm 2010 và các năm tiếp theo với chủ đề
chính “Hộ quốc an dân” và 8 chủ đề thảo luận nhóm mà xã hội đang quan
tâm. Với sự tham dự của hơn 1.000 Tăng Ni giảng sư và gần 2.000 Hoằng
pháp viên Phật tử đã cho thấy sự quan tâm đến công tác Hoằng pháp của
tất cả Tăng Ni và Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là sự tham
dự lễ khai mạc của gần 30.000 Tăng Ni, Phật tử đã biểu hiện sự quan tâm
đến các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cũng tại Hội thảo lần
này, 200 căn nhà đại đoàn kết được trao cho các gia đình có hoàn cảnh
khó khăn và nhiều công tác từ thiện xã hội khác đồng loạt được triển
khai thực hiện, trong đó có chương trình hiến máu nhân đạo”. HT. Danh
Nhưỡng thay mặt Tăng Ni, Phật tử tỉnh Kiên Giang phát biểu chào mừng sự
kiện đặc biệt quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức
tại Kiên Giang. Hòa thượng Danh Nhưỡng phát biểu:
“Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc được tổ chức tại Kiên Giang
là một vinh dự to lớn của Tăng Ni, Phật tử tỉnh Kiên Giang để góp phần
công đức vào các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đạt
được nhiều kết quả tốt đẹp.
Kiên Giang được sự ưu đãi của thiên nhiên,
nên nhiều cư dân đến đây sinh sống, tạo nên một sắc màu đa dân tộc, đa
tôn giáo tại vùng đất cực nam của Tổ quốc. Phật giáo Kiên Giang có 4
truyền thống tu hành: Bắc tông, Nam tông Khmer, Phật giáo người Hoa và
Khất sĩ. Kiến Giang có được diện mạo phát triển như ngày nay là các dân
tộc, tôn giáo đều đoàn kết hòa hợp, cùng chăm lo sự phát triển bền vững
của Kiên Giang.
Sau khi kết thúc Hội thảo, Quý đại biểu được tham quan chùa
Tam Bảo – Rạch Giá, chùa Láng Cát là một trong những di tích lịch sử,
văn hóa cấp quốc gia, đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Hà
Tiên thập cảnh v.v… và nhiều điểm tham quan khác ”.
Ông Trương Quốc Tuấn – Bí thư Tỉnh ủy phát biểu:
“Giáo hội Phật giáo
Việt Nam là ngôi nhà chung của các hệ phái Phật giáo, đã phát huy tốt
truyền thống hộ quốc an dân, lợi đạo ích đời. Từ ngày thành lập đến nay,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có rất nhiều việc làm có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc như tổ chức các lễ tưởng niệm anh hùng liệt sĩ trên khắp cả
nước, công tác từ thiện xã hội được các cấp Giáo hội quan tâm, trong năm
2009 đã vận động giúp đỡ đồng bào trên 500 tỷ đồng, các công tác đối
ngoại được đẩy mạnh, góp phần làm cho thế và lực của Việt Nam được khẳng
định trên trường quốc tế, nhất là làm cho bạn bè trên thế giới hiểu
biết đầy đủ về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hội
thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tổ chức Kiên Giang là một minh chứng
hùng hồn nhất khi Ban Tổ chức trao 200 căn nhà đại đoàn kết cho đồng bào
nghèo, tổ chức hiến máu nhân đạo v.v… và đánh giá rất cao những việc
làm rất có ý nghĩa này, vừa lợi đạo vừa có ích cho đời”.
HT. Thích Trí Quảng ban đạo từ:
“Thay mặt Trung ương
Giáo hội đánh giá rất cao những nỗ lực của Ban Hoằng pháp TW đã tạo
được khá nhiều điểm mới trong công tác Hoằng pháp, nhất là hôm nay tổ
chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc tại Kiên Giang đã thu hút rất đông
Tăng Ni và Phật tử tham dự. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang đã phối
hợp rất tốt để có một buổi khai mạc rất quy mô, trọng thể với số lượng
người tham dự rất đông, gần 30.000 Tăng Ni, Phật tử.
Hòa thượng đã ôn lại
những giai đoạn Hoằng pháp của các bậc tiền bối, thành công của các bậc
tiền bối là biết dựa vào quần chúng, tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước,
đây là một trong những bài học vô giá về công tác Hoằng pháp mà các bậc
tiền bối để lại cho chúng ta hôm nay thừa hưởng. Vận dụng như thế nào
vào cuộc sống hôm nay, do năng năng lực và trình độ của mỗi vị giảng sư.
Cũng
tại Hội thảo này, nhiều việc làm từ thiện rất có ý nghĩa, đã chứng tỏ vì
đạo nhưng không quên đời. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, công tác
Hoằng pháp sẽ được triển khai đều khắp và sâu rộng hơn nữa, từ trong
nước ra nước ngoài, đến tận biên giới, hải đảo Việt Nam, Hòa thượng phát
biểu”.
Xe hoa diễu hành chào mừng
Ban Nghi lễ cung nghinh Lãnh đạo GHPGVN quang lâm lễ đài
Chư Tôn đức Tăng Ni
Chư tôn giáo phẩm chứng minh
Biểu diễn văn nghệ chào mừng
Toàn cảnh lễ khai mạc
Chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và chư vị khách quý
công bố biểu tượng Hội thảo
hoằng pháp năm 2010
Phật tử dâng hoa cúng dường
Tặng quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng
Tặng 200 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo
TT. Thích Tấn Đạt cảm tạ