Qua hình ảnh từ nhiều
trang mạng Phật giáo, chúng ta đều thấy trong dịp lễ Vu Lan vừa qua, bức
tranh bà Maria chít khăn mỏ quạ bồng chúa hài đồng của hoạ sĩ là cựu sư
huynh đạo Ca tô La Mã Vi Vi vẽ được nhiều chùa sử dụng để thể hiện tình
mẹ con, trong trang trí sân khấu ca nhạc chào mừng và kể cả trong lúc
hành lễ.
Phía sau bức tranh Maria chít khăn mỏ quạ bồng chúa
Theo họ những người theo đạo Phật cũng quy ngưỡng về “ngôi hai” (chúa
con) thôi, mà việc sử dụng hình ảnh Maria và chúa con là một biểu hiện
cụ thể của chúa thánh thần linh ứng.
Qua hình ảnh từ nhiều
trang mạng Phật giáo, chúng ta đều thấy trong dịp lễ Vu Lan vừa qua, bức
tranh bà Maria chít khăn mỏ quạ bồng chúa hài đồng của hoạ sĩ là cựu sư
huynh đạo Ca tô La Mã Vi Vi vẽ được nhiều chùa sử dụng để thể hiện tình
mẹ con, trong trang trí sân khấu ca nhạc chào mừng và kể cả trong lúc
hành lễ.
Ở một số chùa, 2 vầng hào quang phía sau bà Maria và
Jesus hài đồng trong bức tranh được bỏ đi, nhưng có chùa vẫn giữ nguyên.
Tuyệt đại đa số trường hợp hẳn là dùng lầm, vì nếu không biết xuất xứ
và tên gọi của bức tranh, thì không ai nghĩ đó là Maria và chúa hài
đồng, mà chỉ nghĩ là một bức tranh mẹ con Bắc Bộ và là một bức tranh
đẹp.
Chúng ta không kỳ thị xuất xứ tác giả và thậm chí có thể
nghĩ rằng, trường hợp hình ảnh bà Maria và chúa hài đồng như thế cũng có
thể là một biểu tượng cho tình mẫu tử, và việc sử dụng nó trong lễ Vu
lan không phải là một lầm lẫn đáng kể.
Nhưng, ở đây, chúng tôi
xin lưu ý về những việc mà những người có toan tính thu hút tín đồ Phật
giáo có thể khai thác sau sự việc này.
Từ sau Công đồng
Vatiacan II, những lý thuyết gia của đạo Ca tô La Mã đã đưa ra những
quan điểm mới đối với các tôn giáo không phải đạo Ca tô La Mã, trong đó
có Phật giáo.
Họ bỏ đi các cách nghĩ về đạo Phật như thời Alexandre de Rhodes, để thay vào đó một sự tôn trọng chừng mực và lịch sự.
Thế nhưng, đối với các tôn giáo lớn, đặc biệt là tôn giáo có tư tưởng
từ bi nhân văn như đạo Phật, bên cạnh sự tôn trọng còn có quan điểm xem
Phật giáo (có thể gồm một số tôn giáo khác nữa) là sự mầu nhiệm linh ứng
của chúa thánh thần, ngôi thứ ba của ba ngôi thiên chúa, ở những khu
vực địa lý nhất định.
Cách nghĩ này có phần nào “tương tự” như khái niệm “thị hiện” trong đạo Phật.
Theo quan điểm giải thích này, thì Đức Phật và Phật pháp chẳng qua chỉ
là việc “thị hiện” của chúa thánh thần ở Nam Á, Trung Á, Bắc Á, Đông Nam
Á… vào một thời điểm nhất định mà thôi. Đức Phật, Phật Pháp, chư vị
thánh tăng Phật giáo cũng “trực thuộc” đức chúa cha, là sự thị hiện của
chúa thánh thần, mà họ thường gọi là “mầu nhiệm” thay cho từ “thị hiện”
trong Đạo Phật.
Vậy nay, khi các chùa sử dụng hình ảnh Maria và
chúa hài đồng trong lễ Vu Lan, thì đây là dịp tốt, để những người muốn
thu hút tín đồ Phật giáo chứng tỏ sự “mầu nhiệm” đó.
Tức là,
rồi thì theo họ những người theo đạo Phật cũng quy ngưỡng về “ngôi hai”
(chúa con) thôi, mà việc sử dụng hình ảnh Maria và chúa con là một biểu
hiện cụ thể của chúa thánh thần linh ứng.
Sự việc sẽ được làm
ví dụ viện dẫn cho sự “mầu nhiệm” chúa thánh thần, đã đưa chúa con và
đức mẹ vào chùa, thậm chí, làm cho tín đồ Phật giáo chắp tay hay quỳ
lạy.
Vấn đề chính nằm ở chỗ này, lợi dụng việc lầm lẫn để hỗ
trợ cho việc thu hút tín đồ Phật giáo, mà bây giờ, từ cải đạo được bỏ đi
mà thay vào bằng cụm từ “trở lại đạo”, mà những người toan tính cố ý
khai thác.
Vậy tranh Maria bồng chúa con, với sự thể hiện và
lèo lái tinh vi như thế, trở thành một biểu tượng cho một cách, một bước
“trở lại đạo”.
Mong rằng, trong mùa Vu Lan sau, Phật giáo chúng ta không lầm lẫn để có thể bị lợi dụng với những ý đồ như vậy.