- Tuy đã lược nói ba tên năng biến, nhưng
chưa biện giải rộng ba tướng năng biến. Vậy thức năng biến đầu, tướng có như
thế nào?
Tụng đáp:
Ðầu, thức A lại da.
Dị thục, Nhất thiết chủng.
Không thể biết chấp, thọ.
Xứ, liễu. Tương ưng xúc,
Tác, ý, thọ, tưỏng, tư.
Và chỉ có xả thọ.
Tánh vô phú vô ký.
Tánh xúc cũng như thế,
Hằng chuyển như nước, dốc,
A la hán bỏ hết.
Luận rằng: Thức năng biến đầu, theo Ðại và
Tiểu thừa giáo gọi là A la da. Thức này có đủ ba nghĩa năng tàng, sở tàng, chấp
tàng. Nghĩa là vì nó cùng với cac pháp tạp nhiễm làm duyên lẫn nhau, và vì loài
hữu tình ưa chấp nó làm tự ngã bên trong. Tên A lại da này chính là biểu thị tự
tướng sở hữu của thức Năng biến thứ nhất, bởi nhiếp trì cả nhân quả làm tự
tướng của nó. Tự tướng của thức thứ tám này tuy có nhiều phần vị (nên có nhiều
nghĩa), nhưng nghĩa Tàng thức được xả bỏ trước tiên và vì tội lỗi nó rất nặng,
cho nên nghiêng theo mà nói tên A lại da trước tên Dị thục và Nhứt thiết chủng.
Thức thứ tám này là quả Dị thục trong các
cõi các thú, các loại sanh do nghiệp thiện, bất thiện dẫn đến, gọi là chơn Dị
thục. Vì lìa thức thứ tám này, thì không thể riêng có quả Dị thục thù thắng về
mạng căn, chúng đồng phận, cùng sanh tử uẩn, hằng thời tương tục. – Tên Dị thục
này chính là biểu thị "quả tướng" sở hữu của thức Năng biến thứ nhất.
Quả tướng của thức thứ tám này tuy có nhiều vị, nhiều chủng, nhưng vì nghĩa Dị
thục có tánh cách đặc biệt không chung với bảy thức trước, nên nghiêng theo mà
gọi tên là thức Dị thục.
Lại, thức thứ tám có khả năng chấp thọ duy
trì chủng tử các pháp không để mất, cho nên lại gọi là thức Nhất thiết chủng.
Vì lìa thức này, các pháp Sắc, Tâm khác không có được khả năng cùng khắp chấp
thọ duy trì chủng tử các pháp. Tên Nhất thiết chủng này chính là biểu thị
"nhân tướng" sở hữu của thức Năng biến thứ nhất. Nhân tướng của thức
này tuy có nhiều thứ, nhưng tính cách duy trì chủng tử của nó là đặc biệt không
chung với bảy thức trước, nên nghiêng theo mà gọi tên là thức Nhất thiết chủng.
Chức Năng biến thứ nhất thể
tướng tuy nhiều, nhưng nói tóm tắt chỉ có ba tướng như thế. (16)