30/04/2017 16:04 (GMT+7)
Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ lúc ngồi Thiền. Người tại gia bận công lên việc xuống làm sao có nhiều thời gian để ngồi Thiền. Nếu ta chấp như vậy thì tu hoài cũng dậm chân tại chỗ, làm sao tu tiến cho được. Cho nên, người tại gia phải biết uyển chuyển tu từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, tu như vậy mới đủ khả năng hoá giải phiền não tham-sân-si. Người tại gia vì phải bận bịu với cơm áo gạo tiền, cha mẹ, vợ chồng, con cái, giao tế bạn bè, giữ mối quan hệ làm ăn nên phải Thiền bằng cách chú tâm, làm việc nào biết việc đó. |
30/04/2017 15:53 (GMT+7)
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả. |
28/04/2017 20:44 (GMT+7)
Trên thế gian này, chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình mới là chiến công oanh liệt nhất! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Bậc Đạo sư lỗi lạc là thầy của trời người, vì Ngài đã chiến thắng chính mình bằng sự thật lịch sử cách nay trên 2.600 năm tại Ấn Độ, đã được cả thế giới loài người hâm mộ, khát ngưỡng tận cõi lòng. |
26/04/2017 17:53 (GMT+7)
Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó. |
24/04/2017 21:07 (GMT+7)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với sự tìm tòi
bằng sự quán chiếu, xem xét, hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là
chánh tín |
24/04/2017 15:19 (GMT+7)
Có những nước Á Châu như
nước Srilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì
nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được
mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng
cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có
từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn. |
24/04/2017 15:14 (GMT+7)
Tại sao khi đã đứng trên đỉnh cao danh vọng, tiền bạc;
nhiều mỹ nhân đã lựa chọn từ bỏ ánh hào quang để tìm về nơi cửa Phật? |
24/04/2017 15:07 (GMT+7)
Gần đây một lần vô tình em thấy thông tin trên mạng có
mấy thằng Pháp Luân Công định giật đổ tượng đài Lê Nin em mới giật mình
và tìm hiểu kỹ về môn phái này, sau khi tìm hiểu em thấy không ổn. Hơn
nữa trước khi tập Pháp Luân Công thì vợ em chuẩn bị vào Đảng, sau khi
tập 1 thời gian thì quyết định không vào Đảng nữa với lý do đã theo Pháp
Luân Công thì không tham gia vào các tổ chức chính trị. |
21/04/2017 21:22 (GMT+7)
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó? |
20/04/2017 21:28 (GMT+7)
Các bạn trẻ Việt Nam ơi, tôi xin gởi đến các bạn vài dòng tâm sự chân tình từ chính kinh nghiệm bản thân. Hơn ba mươi năm qua, tôi đã đi vòng quanh mà không tìm được tình yêu và hạnh phúc đích thực. Tôi đã bồng bột với năng lượng hăng say của tuổi trẻ, bay cao vút lên rồi té xuống nhiều lần đau đớn vì không biết cách yêu thương, không biết nghệ thuật thưởng thức những gì giản dị nhất. Tôi mong chia sẻ những dòng tâm sự này đến các bạn, những người bạn trẻ của tôi, để các bạn không phải trả một giá quá đắt mà chưa chắc đã nếm được tình thương và hạnh phúc đích thực. |
20/04/2017 20:29 (GMT+7)
Dạy cho học trò nắm vững nghề nghiệp đến mức thuần thục. Người thầy có nhiệm vụ hướng dẫn cho người học sau khi thành thạo chuyên môn, phải có ý thức thăng tiến trong lĩnh vực chuyên môn nào đó mà bản thân họ được đào tạo. Tính chuyên môn cao sẽ tạo ra tính bền vững, phát triễn lâu dài trong nghề nghiệp. |
20/04/2017 20:15 (GMT+7)
Trên Giác Ngộ số 891 ra ngày 7-4 có bài “Lá thư của một thiền sinh” ký tên Tánh Tự Nhiên (tên đầy đủ Châu Văn Long). Tác giả bài viết là một đầu bếp nổi tiếng dù chỉ mới 30 tuổi, từng xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình như Quán quen món ruột, Người nội trợ hoàn hảo, Vui sống mỗi ngày, Ẩm thực Sài Gòn..., là bếp trưởng 8020Fit VN Body Transformation - chương trình ăn để giảm cân và tốt cho sức khỏe đến từ Mỹ, đồng thời là admin của fanpage Fitness Nutrition Chef Long Chau được đông đảo cộng đồng mạng theo dõi. |
17/04/2017 17:02 (GMT+7)
Thân trung ấm, người cõi âm, vong linh, ngạ quỷ, hồn ma, phi nhân v.v... là những tên gọi khác nhau người đời sau đặt ra theo hiểu biết của họ nhưng đều ám chỉ người cõi Peta trong tiếng Pāli mà thôi. Như vậy gọi gì không quan trọng, chủ yếu là biết đúng thực chất cõi này là gì mới được. |
17/04/2017 16:50 (GMT+7)
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Trong
văn học Phật giáo, có rất nhiều chỗ nói đến những người nam nữ sống đời
gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật
dạy, và thực chứng Niết-bàn. |
17/04/2017 16:31 (GMT+7)
Đức Phật đắc đạo nhờ thiền định. Suốt cuộc đời, Ngài
luôn theo đuổi sự nghiệp dạy thiền cho mọi người. Vậy nên, dạy thiền trở
thành biểu tượng của đạo Phật. |
14/04/2017 22:42 (GMT+7)
Kinh Tăng chi bộ có ghi lời dạy của Thế Tôn, bất cứ
ai đã tạo năm trọng tội đại nghịch thì chắc chắn chịu quả báo địa ngục, không
thể chữa trị. Lời dạy này của Đức Phật hiện được bảo tồn trong Kinh tạng Pàli,
được xem là văn bản cổ xưa, nguyên thủy, gần với thời Đức Phật nhất. |
13/04/2017 23:42 (GMT+7)
Nhiều người xem Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm như một thí dụ về một người đã đạt tới Niết bàn, ngài là một vị Phật. Cứ mỗi hai tuần lễ, trên trang mạng nầy, chúng ta giả sử rằng, ngày hôm nay nếu Tất Đạt Đa bước vào cuộc hành trình tâm linh, ngài sẽ làm gì. Ngài sẽ kết hợp Phật giáo và cuộc hẹn hò trai gái, như thế nào? Ngài sẽ giải quyết sự căng thẳng nơi làm việc, như thế nào? "Ông Sĩ (tên gọi tắt của Sĩ Đạt Ta) sẽ làm gì?" câu hỏi nầy mang đến một cái nhìn trung thực về những vấn đề của chúng ta - là các thiền giả - sẽ phải đối mặt trong thế giới hiện đại. |
13/04/2017 23:37 (GMT+7)
Tôi không thường xuyên nói lời "cảm ơn" như đáng lý ta nên làm
và tôi ngờ rằng mình không phải là người duy nhất. Thật ra tôi bắt đầu
tin rằng từ "cảm ơn" là cụm từ được trân trọng nhất nhưng lại chưa được
sử dụng đủ trong cuộc sống trên hành tinh này. Cụm từ này phù hợp với
hầu hết mọi trường hợp và thường là cách trả lời tốt hơn so với những từ
mà chúng ta đã thốt ra. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét 7 tình huống
thường gặp mà “Cảm Ơn” sẽ là từ đẹp nhất ta nên dùng so với các từ ngữ
khác. |
13/04/2017 21:15 (GMT+7)
Mỗi người đều có khả năng đem hạnh phúc và thương yêu
đến cho người khác. Nhưng chúng ta cũng có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho
kẻ khác. Đó là 2 mặt luôn tồn tại trong mỗi người. |
12/04/2017 21:10 (GMT+7)
Con người là một loài vật cao cấp hơn hẳn các loài khác nhờ
biết suy nghĩ, nói năng, rồi mới hành động. Nói là một khả năng đặc biệt
của con người. Mọi việc vui buồn, sướng khổ đều phát xuất từ lời nói.
Con người ta thương nhau, yêu nhau cũng từ lời nói và ghét nhau, hận thù
nhau cũng từ lời nói. Cho nên có câu:
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. |
|