Tâm là chủ của bao điều họa phúc
12/04/2017 21:00 (GMT+7)
Tâm tham lam ích kỷ, giận hờn trách móc, ganh ghét tật đố, cuồng si điên dại và lo lắng sợ hãi tất nhiên làm cho thân thêm bệnh hoạn vì tâm đã bị vẩn đục.
Cốt lõi giáo huấn của Đạo Phật là gì ?
11/04/2017 15:27 (GMT+7)
  Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

Lược luận ý nghĩa về Phật tính
11/04/2017 15:20 (GMT+7)
Trong kinh luận Phật giáo Đại thừa, nhất là các bộ phái lấy chân thường làm chính, danh từ Phật tính thường được dùng lẫn lộn với một số từ khác, hoặc là đánh đồng với nhau. Kinh Niết bàn (Mahāparinirvana - Sūtra) cũng cho Phật tính có nhiều tên khác.
Tinh thần cởi mở khoa dung của Đạo Phật
25/12/2016 08:33 (GMT+7)
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, chỉ có những kẻ đạt nhân, túc học mới biểu lộ tấm lòng khiêm hạ một cách chân thành, cũng như chỉ có những bậc bi trí viên dung mới mở rộng cõi lòng bao dung tất cả.

Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ
25/12/2016 08:33 (GMT+7)
Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
Quan điểm Phật giáo về tử vi, bói toán
04/12/2016 08:50 (GMT+7)
Coi tử vi, bói toán, coi tướng số, xin xăm và cúng giải hạn đang là những hoạt động rất phổ biến trong cuộc sống. Người ta tìm đến chuyện coi tử vi, bói toán, cúng sao,.. để tìm sự an tâm, tìm những lời khuyên hay cầu sự may mắn. Những người này thường là những người mê tín dị đoan, thường tin vào các đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng tử vi, bói toán không có trong giáo lý nhà Phật.

Thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp niệm khi niệm Phật
04/12/2016 08:49 (GMT+7)
Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ứng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.
66 câu Phật học cho đời sống thêm hạnh phúc
27/11/2016 09:34 (GMT+7)
66 câu Phật học cho đời sống do ban biên tập website Vườn hoa Phật giáo sưu tầm và biên soạn rất hay và ý nghĩa, nó sẽ là những bài học, kim chỉ nam cho mỗi chúng ta trong cuộc đời này, mời quý vị cùng xem qua.

Muôn vật hiện có trên cõi đời đều là tương đối
22/11/2016 07:46 (GMT+7)
Chúng ta phải khôn ngoan nhìn mọi người bằng con mắt tương đối, tin mọi người bằng lòng tin giới hạn. Chúng ta sẽ bằng lòng trong cuộc sống này, và sẽ cảm thông tha thứ những người thân với mình khi họ phạm phải sai lầm. Chúng ta còn chỗ nương tựa duy nhất là chính mình. Mình sẵn có hòn ngọc quí mà lâu nay đã quên lãng. Hôm nay khéo tay mở chéo áo lấy hòn ngọc đem ra dùng, đời ta sẽ hạnh phúc biết là bao!

Phật giáo là trí tín chứ không mê tín ​
13/11/2016 06:58 (GMT+7)
Trước khi đề cập đến trí tín của Phật giáo, thiết tưởng chúng ta hãy tìm hiểu vì sao sinh ra mê tín, và mê tín như thế nào?
Ăn chay nhưng phải nấu mặn cho chồng con
10/11/2015 22:30 (GMT+7)
Hỏi: Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không? (Phật tửNhư Liên hỏi tại chùa Bửu Châu – Trà Vinh 3/9/2015 – 21.7.Ất Mùi)

Ý nghĩa bờ bên kia
16/07/2015 09:04 (GMT+7)
Bờ bên kia dịch từ chữ Hán là đáo bỉ ngạn, tức đến bờ bên kia. Có người dùng từ hồi đầu thị ngạn nghĩa là quay đầu là bờ, từ này cũng khó hiểu, ít có người hiểu đúng. Bờ bên kia ở đâu và hồi đầu là gì?
Sự nguy hiểm của tâm sắc dục
01/07/2015 08:03 (GMT+7)
Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó.

Tìm Thấy Chính Mình Qua Đạo Phật
19/06/2015 08:06 (GMT+7)
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng.

Phân biệt chánh tà
28/04/2015 20:45 (GMT+7)
Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chánh tà lẫn lộn. Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chánh, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.
Ngọn lửa sân
20/04/2015 11:18 (GMT+7)
Rất nhiều người theo đạo Phật để tìm kiếm sự giác ngộ nhưng bất kể bạn có là phật tử hay không thì bạn vẫn có thể học được nhiều điều bổ ích từ những lời dạy trong kinh Phật.

Mang y đẹp bị Phật rầy
03/02/2015 23:54 (GMT+7)
Người xuất gia nguyện “hủy hình giữ khí tiết”, cạo tóc và mặc y hoại sắc, giữ gìn phạm hạnh để thăng hoa tâm linh, thành tựu tuệ giác. Nét đẹp của người xuất gia toát lên từ uy nghi và phạm hạnh chứ không phải y áo với “màu sắc chói mắt”, hình tướng lộng lẫy bên ngoài.
Điềm tĩnh để làm chủ bản thân
27/01/2015 20:29 (GMT+7)
(PGVN) -  Điềm tĩnh là giữ cho tâm trạng yên lành không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động của mình. Điềm tĩnh là biểu hiện của người có bản lĩnh, tự chủ, là yếu tố then chốt giúp con người xử lý tốt các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử. Người điềm tĩnh có khả năng tự chế ngự và kiểm soát tốt các trạng thái cảm xúc của mình, nên ít khi bị người khác hay ngoại cảnh tác động làm chệch hướng suy nghĩ và hành động của mình. Đó là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp họ suy xét thấu đáo mọi sự việc xung quanh, do đó có nhiều cơ hội để tìm ra giải pháp ứng xử hợp lý, hữu hiệu nhất trong khi những người khác có thể không còn đủ bình tĩnh và kiên nhẫn. 

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 [3] 4 5 6  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch