Nước mắt thú vật
11/12/2014 21:05 (GMT+7)
Chủ lò sát sinh Billy Fong nói: “Con người luôn nghĩ rằng những con vật này không giống người, đâu biết khóc, nhưng chú trâu này quả thật đã khóc như một đứa trẻ nít!”
Nếp sống thiền môn & phương tiện kỹ thuật hiện đại
09/12/2014 00:10 (GMT+7)
Chánh niệm là chìa khóa mở cánh cửa tỉnh thức, xây dựng nếp sống tự tại, thảnh thơi và an lạc.

Biết và không biết
24/11/2014 21:26 (GMT+7)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của chính mình, nghĩa là đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy trong chúng ta có tri kiến bằng với Phật. Chính vì thế mà bổn phận của người học và tu Thiền là phải làm thế nào để nhận ra được để hằng sống với tri kiến Phật của mình.
Phật giáo và Thần Thông
17/11/2014 09:13 (GMT+7)
    Thần thông là sức mạnh bất khả tư nghì vượt trên thường thức và thể năng, do tu tập thiền định và trí tuệ mà có được. Phật giáo có nói đến sáu hình thức thần thông: 1, Thiên nhãn thông; 2, Thiên nhĩ thông; 3, Tha tâm thông; 4, Thần túc thông; 5, Túc mệnh thông; và 6, Lậu tận thông. Muốn đạt được trọn vẹn các thần thông này thì hành giả phải tu trì theo con đường của Phật.

Những nguy hiểm trong lúc thực tập Thiền
16/11/2014 15:38 (GMT+7)
     Trong lúc thực tập Thiền, một thiền sinh có thể bị “lạc đường” vì nhiều lý do. Những điều quan trọng sẽ được nêu ra sau đây để cảnh giác mỗi thiền sinh vì chúng thường hay xảy ra…
Bố thí không được phước
02/11/2014 17:02 (GMT+7)
     Thực tế ở đời có nhiều sự cho đi nhưng không phải trường hợp nào cũng được ngợi khen và có phước đức. Như cho người phương tiện làm ác, cho người sự chết chóc, cho người sự bất an, cho người sự say đắm sắc dục.

Lâm chung tam đại yếu quyết
25/09/2014 10:15 (GMT+7)
     Ðiều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Ðộ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
Chết là luật tự nhiên
20/09/2014 23:24 (GMT+7)
      Một kiếp người cũng lận đận ba chìm bảy nổi với bao thăng trầm buồn vui sướng khổ, đến lúc không đủ duyên để duy trì thì thân thể tan rã. Tất cả các pháp hễ có biểu hiện sinh khởi, có tồn tại thì đều có kết thúc. 

Số mệnh
19/09/2014 23:57 (GMT+7)
     Số mệnh cũng chi phối mối tương quan với những người khác (Được nhiều người thương yêu giúp đỡ hay bị nhiều người ghét bỏ hãm hại…). Số mệnh cũng chi phối sự thăng trầm trong cuộc đời (Lúc nào thì cuộc sống được an vui, lúc nào thì gặp nhiều tai ương hoạn nạn, lúc nào sự nghiệp thăng hoa, lúc nào thì lụn bại...).
Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?
20/08/2014 23:13 (GMT+7)
Tất cả chúng ta có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị chớ không phải cầu Phật cho, nhưng Phật tử cứ xin Phật cho. Bởi xin cho nên lâu ngày không hiệu nghiệm thì muốn bỏ Phật, vì thấy Phật không giúp mình được. Không được thì theo Phật có lợi gì? Nếu chúng ta biết lời Phật dạy để trị tâm bệnh thì chúng ta ứng dụng tu, tự nhiên tâm chúng ta trong sạch. Tâm trong sạch rồi mọi bệnh theo đó đều hết. Ðó là tôi nói tu bằng cách dùng thuốc của Phật để trị bệnh cho mình...

Sự tích đức Phật Di Lặc
29/07/2014 21:22 (GMT+7)
Nói về đức Phật Di Lặc chắc rằng đại đa số quí vị đều nhớ đến hình tượng của một ông Phật ngồi phạch ngực, mập, bụng to và miệng cười toe toét. Có khi quí vị thấy bên cạnh Ngài có 6 đứa con nít, đứa thì móc lỗ tai, đứa thì móc miệng, đứa thì thọc lét v.v… Những hình tượng đó như là một trò đùa. Mình không biết tại sao lại có chuyện đùa ở trong chùa như vậy. Đó là ý nghĩa chúng ta cần phải biết. Nói đến đức Di-lặc chúng tôi phải khảo lịch sử từ Ấn Độ sang Trung Hoa để quí vị khỏi lầm lẫn. Nhiều tà thuyết bây giờ dựng đức Phật Di-lặc làm chỗ tiêu chuẩn để họ lôi cuốn Phật tử. Đức Phật Di Lặc là tên dịch của thuở xưa. Sau này có dịch ra nhiều tên khác nhưng vì chúng ta đã quen kêu là đức Phật Di Lặc.
Việc ác vừa nghĩ, quỷ thần đều biết
07/07/2014 11:32 (GMT+7)
Một Phật tử Trung Hoa, ông Trần Hải Lượng, có người bạn tên Hoàng Ðồng Sanh. Ðôi mắt cư sĩ họ Hoàng rất lạ, có thể thấy được ma quỉ và điện quang của mỗi người.  

Một số thái độ sai lầm của phật tử
11/06/2014 23:53 (GMT+7)
Người tu theo đạo Phật phải có sức mạnh tinh thần để cải đổi những tâm niệm, hành vi, ngôn ngữ sai lầm trở thành chân chánh. Chính khi đứng chắp tay tụng kinh hay lễ Phật, chúng ta cũng thấy biểu lộ đầy đủ ý nghĩa này
Nợ Hồ Ðồ
05/06/2014 16:40 (GMT+7)
Mỗi người hình dáng không giống nhau, thì nhân quả cũng khác nhau. Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng khác nhau. Có nhiều người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả, trả mãi không hết. Nên nói: "nợ cao như núi". Ðó cũng là núi nghiệp chướng: núi ấy ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Nợ nợ chồng chất, rối rắm vô ngần, chẳng sao gở sạch. Ðó là vì duyên cớ gì? Vì là ngày trước họ tính lời quá cao; đem tiền cho vay, họ lấy lời cắt cổ. Thật là lòng tham không đáy. Họ nghĩ rằng mình chiếm thượng phong, nào ngờ kết quả là mình chiụ thua lỗ. Nghiệp chướng của họ ngày thêm sâu dày, đến độ cuối cùng họ chẳng sao rút chân ra đặng.

Nhà ngoại cảm chỉ nói chuyện được với các “oan hồn”?
28/05/2014 16:27 (GMT+7)
         Nhà ngoại cảm chỉ nói chuyện được với các “oan hồn”? Có bài viết đã khẳng định như vậy, cho rằng nhà ngoại cảm chỉ có thể nói chuyện được với các “oan hồn” và chúng sinh ở cõi ngã quỷ, họ không thể tiếp xúc được với các “linh hồn”- chúng sinh ở cõi khác. Có đúng vậy không?
Người ngoài hành tinh thuộc cõi nào trong lục đạo luân hồi?
27/05/2014 23:16 (GMT+7)
           Kỳ 8 loạt bài “Chuyện kể của Phật tử khi gặp một số nhà ngoại cảm” với những phân tích của tác giả về lục đạo, kỳ này cũng giải thích và trả lời câu hỏi, người ngoài hành tinh (nếu có) thuộc cõi nào trong lục đạo luân hồi.

Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
05/05/2014 20:30 (GMT+7)
Trong đạo Phật nói rằng không có một điều gì là có thể duy trì mãi mãi mà không bị biến đổi, tất cả đều bị chi phối bởi một định luật gọi là luật vô thường, và cũng không có một cái gì hay điều gì bị biến mất vĩnh viễn hoàn toàn, hai cái nhìn cho rằng có sự tồn tai mãi mãi không biến đổi (thường kiến) và biến mất hoàn toàn (đoạn kiến) được cho là hai khái niệm sai lệch, tất cả đều chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và tồn tại dưới một hình thức khác, có thể nặng thô, có thể thanh nhẹ. Và lôi lầm cũng như vậy, lỗi lầm có thể thay đổi và được xóa đi nếu như chúng ta quyết tâm san qua bằng những việc bồi đắp lại lỗ hổng lỗi lầm.
Sát Sanh và Bệnh Tật
25/03/2014 00:36 (GMT+7)
Khi bạn giết một sinh vật, sinh vật ấy cũng muốn giết bạn. Sự báo thù lẫn nhau dẫn đến sự tái sinh luân hồi trong đời ngũ trược ác thế. Sự báo oán lẫn nhau vậy đến khi nào mới chấm dứt ? Người xưa từng nói : "Trăm ngàn năm nay khi nhìn vào bát canh thịt, mối hận nghìn năm lớn như biển khó tiêu trừ. Nếu muốn biết rõ chuyện binh đao chém giết nhau trên đời, thì hãy lắng nghe tiếng kêu than của súc vật lúc nửa đêm ở lò sát sinh" (Thiên bách niên lai oán lý canh, oán thâm tự hải hận nan bình, dục tri thế thương đao binh kiếp, thí thức thính đồ môn dạ bán thinh).

Lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt
16/03/2014 00:07 (GMT+7)
Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều thiện, nói lời nói thiện và làm những việc thiện thì ngày đó chính là ngày tốt.
Cánh cửa địa ngục từng nhiều lần ghé thăm ta
22/02/2014 17:16 (GMT+7)
Trong kinh Pháp cú, kệ số 202, đức Phật dạy rằng: "Không lửa nào bằng tham dục, không ác nào bằng sân hận".

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 3 [4] 5 6  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch