TP - “Tôi
dạy tiếng Nhật từ thiện là mong các em có kiến thức và đi làm từ thiện cho
những người khác. Một mình tôi thì không làm được gì cả. Muốn vậy, các em phải
học hành nghiêm túc".
"Trong
lớp, không ai được nói chuyện riêng, không trêu đùa… Hơn thế, mọi người phải
coi nhau như anh em, luôn cố gắng, giúp nhau cùng tiến bộ”.
Lớp học tiếng Nhật
Đó là lời
dạy đầu tiên của sư thầy Thích Đức Minh đối với học viên lớp tiếng Nhật mới
khai giảng ở chùa Tảo Sách (đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ Hà Nội).
6 giờ
chiều. Trời se lạnh, nhưng không gian chùa Tảo Sách đang ấm lên bởi tiếng cười
của các cô cậu 8X, 9X. Sau vài phút, họ đã ngồi trật tự trong căn phòng chừng
15m2, vốn là nhà kho của chùa. Buổi học ở Trung tâm tiếng Nhật Trường Minh bắt
đầu.
“Mình
thấy lớp học như một gia đình. Mọi người rất thân thiện, luôn giúp đỡ lẫn nhau,
không chỉ việc học ngoại ngữ mà cả những khó khăn hàng ngày. Cứ tối thứ Hai –
Tư – Sáu, mình lại đi xe buýt từ Đông Anh đến đây học”- Nguyễn Thị Hương (sinh
viên năm thứ hai Đại học Dân lập Đông Đô Hà Nội) tươi cười!
Còn với
Hoàng Hữu Đức Thắng (sinh viên năm thứ hai, khoa Quản trị, Đại học Công nghiệp
Hà Nội) thì “kiến thức thầy cô truyền đạt rất dễ hiểu. Nội quy của lớp
chặt chẽ. Mọi người học hành nghiêm túc.
Trung tâm ngoại ngữ Trường Minh khai giảng lớp học đầu tiên vào tháng
4/2007, có 20 học sinh.
Hiện nay, Trung tâm có 3 lớp tại: chùa Hồ Thiên (Đông Anh); trường
THPT Nhật Tân; chùa Tảo Sách (Tây Hồ, Hà Nội) với lịch học kín các buổi tối
trong tuần.
Tính đến thời điểm này, trung tâm đã đào tạo được khoảng hơn 300
người đọc viết tiếng Nhật thông thạo.
Bên cạnh đó, Trung tâm thường xuyên hoạt động từ thiện tại các
Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
|
Đến chùa,
mình không chỉ học ngoại ngữ mà còn rèn chữ nhẫn, sống có trách nhiệm, biết
cách yêu thương và chia sẻ. Dù mới bị ngã xe, chân vẫn đau nhưng mình cũng đến
lớp đều đặn”.
Phương
pháp giảng dạy ở Trung tâm bám sát chương trình đào tạo của khoa tiếng Nhật,
Đại học Hà Nội. Trong đó, Trưởng khoa Tiếng Nhật (ĐH Hà Nội) trực tiếp làm cố
vấn cho Trung tâm.
Bên cạnh
đó, những cuốn sách mới nhất, những phương pháp giảng dạy hay trên thế giới
luôn được thầy Đức Minh cập nhật từ những người bạn Nhật Bản.
Khi mới
đề xuất sáng kiến này, sư thầy Đức Minh nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Đầu
tiên, sư thầy trụ trì Thích Nguyên Hạnh giúp đỡ lo thủ tục, giảng viên khoa
tiếng Nhật (Đại học Hà Nội) cố vấn giáo trình, phương pháp sư phạm.
Các bạn
sinh viên giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng tham gia giảng dạy; Ông Nguyễn Văn
Thuận, ở phường Nhật Tân cho thuê địa điểm… Tất cả cùng góp sức để Trung tâm
tiếng Nhật Trường Minh sớm đi vào hoạt động.
Những bạn
có học lực khá sẽ được theo học miễn phí tại khoa tiếng Nhật (Đại học Hà Nội)
và thi lấy chứng chỉ năng lực tiếng Nhật do Đại sứ quán Nhật cấp.
“Minh
được thầy dạy ngoại ngữ từ thiện nên sau khi hoàn thành khóa học ở khoa tiếng
Nhật, mình sẽ quay lại Trung tâm dạy cho các em khác và tiếp tục đi làm từ
thiện.” – Nguyễn Thị Long, một trong bốn bạn “được chọn” tâm sự.
“Tiếng
Nhật vốn rất khó. Điều đầu tiên chúng tôi muốn các em phải nghiêm túc, kiên
trì, biết tự mình vươn lên và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong mỗi
buổi học, tất cả các em đều được điểm danh, ai vắng quá ba buổi không có lý do
chính đáng, chúng tôi đề nghị viết kiểm điểm, nếu tái phạm, sẽ phải nghỉ học” –
Sư thầy Thích Đức Minh nói:
Trung tâm
còn là cầu nối cho các bạn trẻ chia sẻ khó khăn với những số phận kém may mắn.
“Trước dây, vào dịp lễ tết, Trung thu, bọn mình đã đi thăm các bạn khiếm thị ở
trường Nguyễn Đình Chiểu, các em nhỏ ở làng S.O.S, Trung tâm Bảo trợ xã hội
huyện Đông Anh…
Trong mỗi
chuyến đi, ai cũng học được thêm nhiều điều hữu ích không có trong sách vở.” –
Nguyễn Thị Lan (sinh viên năm thứ nhất, Đại học Hà Nội) chia sẻ.
Do cùng
chung một tấm lòng từ thiện nên không khí tại trung tâm luôn tràn ngập tiếng
cười. Mọi người vừa trao đổi, tìm phương pháp học tập hiệu quả vừa sắp xếp kế
hoạch đi tình nguyện.
Đặng Hương